Vấn đề sử dụng thuốc cho các vật nuôi là thủy sản hiện nay đã có rất nhiều các giải quyết. Thế nhưng các hộ dân cũng phải rất đề phòng trong việc dùng thuốc cho thủy sản. Bởi những thành phần trong thuốc ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao nuôi. Cân nhắc biện pháp để sử dụng thuốc là hoàn toàn cần thiết, nhất là khi thủy sản mắc các bệnh có thể dễ dàng lây lan. Bởi môi trường nước sẽ hòa tan tất cả các chất trong thuốc, và đương nhiên một số loại thuốc có những tác dụng phụ nhất định. 6 biện pháp sử dụng thuốc cho thủy sản dưới đây bạn có thể áp dụng trong nhiều trường hợp, hãy cân nhắc sử dụng nhé!
Mục Lục
Cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc trong thủy sản
Quyết định áp dụng điều trị thông thường sẽ bao gồm 2 hình thức: Nếu đã chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh, cần lựa chọn loại hóa chất đặc trị để loại trừ tác nhân đó. Trong trường hợp vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính, bệnh có thể cùng lúc do nhiều tác nhân gây ra, cần tiến hành điều trị triệu chứng và phối hợp nhiều loại hóa chất để loại trừ tất cả tác nhân gây bệnh. Tôm, cá mắc bệnh thường do một số tác nhân chủ yếu bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, nấm… Hoặc do các yếu tố môi trường không phù hợp. Tùy theo từng loại tác nhân, sẽ có các loại thuốc, hóa chất đặc trị riêng biệt.
Trong quá trình sử dụng thuốc, hóa chất cũng cần lưu ý đến các quy định của nhà nước. Như không sử dụng các loại hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng. Có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc hết hạn sử dụng. Ví dụ, Green Malachite (Xanh Malachite) là loại hóa chất sử dụng để diệt ký sinh trùng, nấm cho động vật thủy sản, tuy nhiên loại hóa chất này nằm trong danh mục cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh của Bộ NN-PTNT. Vì có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy người nuôi tuyệt đối không được sử dụng.
Tắm cho vật nuôi
Cách làm: Thu gom động vật thuỷ sản vào trong một bể có thể tích nhỏ. Pha thuốc hoặc hóa chất có nồng độ cao. Tắm nhanh cho động vật thuỷ sản để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể.
Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thuốc, không ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thuỷ sản trong thuỷ vực. Phương pháp này thường thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác. Vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thủy sản thương phẩm.
Phun thuốc trực tiếp xuống ao
Dùng thuốc phun trực tiếp xuống ao nuôi động vật thuỷ sản với nồng độ thuốc thấp. Song thời gian tác dụng của thuốc dài.
Phương pháp này tuy tốn thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời. Phương pháp phun thuốc xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thuỷ vực. Thuốc dùng tương tự như tắm nhưng nồng độ giảm đi 10 lần.
Treo túi thuốc
Quanh giàn cho động vật thuỷ sản ăn treo các túi thuốc hoặc vôi để tạo ra khu vực sát trùng. Động vật thuỷ sản lui tới bắt mồi nên sinh vật gây bệnh ký sinh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản bị diệt trừ.
Phương pháp treo túi thuốc thích hợp để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản và trị bệnh lúc mới phát sinh. Thường được áp dụng cho những ao nuôi cá có tập tính ăn quần đàn. Phương pháp này dùng số thuốc ít nên tiết kiệm được thuốc lại tiến hành đơn giản. Động vật thuỷ sản ít bị ảnh hưởng bởi thuốc.
Bôi trực tiếp
Động vật thuỷ sản bị nhiễm một số bệnh ngoài cơ thể thường dùng thuốc có nồng độ cao. Bôi trực tiếp vào vết loét để giết chết sinh vật gây bệnh. Ví dụ như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh.
Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ. Hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn, thuận lợi và ít ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.
Trộn vào thức ăn
Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học… trộn vào thức ăn, sau đó cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng.
Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: lượng thuốc g/kg thức ăn hoặc lượng thuốc g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi.
Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản.
Tiêm cho thủy sản
Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thuỷ sản kích thước lớn.
Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ. Hay những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm.