Lúa là một trong những lương thực chính trên thế giới, cung cấp khoảng hơn 1/5 lượng calo con người tiêu thụ. Ở Việt Nam, lúa là nguồn lương thực chính của người dân nên được trồng rất nhiều trên khắp đất nước. Để trồng được một vụ lúa bội thu, người nông dân phải bỏ ra rất nhiều công sức, của cải để chăm sóc vì lúa thường bị nhiều bệnh như bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá, bệnh đốm sọc,… Sau đây, fougajet sẽ chia sẻ cho bà con nông dân cách phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh đạo ôn trên cây lúa nhanh chóng, hiệu quả.
Mục Lục
Bệnh đạo ôn là gì? Cách nhận biết bệnh đạo ôn

Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì cây lúa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất. Nhưng cùng với sự phát triển, người dân tìm cách thâm canh lúa, nâng cao năng suất và chất lượng thì đi cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều sâu bệnh hại nguy hiểm. Có thể nói bệnh đạo ôn chính là một dịch bệnh nghiêm trọng. Ảnh hưởng cự lý nhiều đến chất lượng cũng như sản lượng lúa. Nên cần được điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh.
Những năm trước khi chỉ vào vụ Đông Xuân người ta mới nghĩ đến việc phòng và ngừa bệnh đạo ôn. Song, những năm gần đây thì hầu như vụ lúa nào bệnh đạo ôn cũng gây hại cả. Nhất là ở những tỉnh trồng lúa phía Nam. Bệnh đạo ôn trên cây lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Khi bị xâm hại bởi nấm gây ra bệnh đạo ôn thì trên cây có những dấu hiệu như:
- Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa có nhiều vết bệnh. Phần tế bào của lá lúa đã bị hoại tử và khô xám. Sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi.
- Khi bị nặng mà không điều trị, nhiều lá sẽ liên kết với nhau. Và làm cho ruộng lúa như bị cháy lá do nắng.
Bệnh đạo ôn gây hại như thế nào đến cây lúa?
- Bệnh đạo ôn trên cây lúa là một trong những dịch hại rất nguy hiểm. Làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cây lúa.
- Bệnh đạo ôn gây hại không chỉ trên lá lúa mà còn gây hại trên cả lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa. Đe dọa đến năng suất thu hoạch và chất lượng của lúa.
Do đó, ta thấy được tác hại của bệnh đạo ôn trên cây lúa là rất nguy hiểm và trầm trọng. Đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp cho loại bệnh xâm hại trên cây trồng này.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đạo ôn trên cây lúa

- Thường xuyên thăm ruộng lúa để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị, ngăn ngừa sự xâm hại lớn của bệnh đến với cây trồng và sự lây lan thành dịch của bệnh đạo ôn.
- Tránh tình trạng ngập úng hoặc để mặt đất quá khô ráo. Vì như thế sẽ là điều kiện để mầm bệnh phát sinh và gây hại.
- Trồng cây với mật độ thích hợp. Tránh trồng quá dày tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm hại.
- Phòng bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P chuyên cho cây lúa phun cho cây. Theo liều lượng 0.25 lít chế phẩm sinh học Emina-P + 18 lít nước. Phun cho 1 sào Bắc Bộ, định kỳ 5-7 ngày/lần.
Giải pháp điều trị bệnh đạo ôn trên cây lúa
Để khắc phục lại sức sống của ruộng lúa khi bị đạo ôn, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Nhổ bỏ hết những cây lúa bị bệnh đạo ôn. Để tránh sự lây lan của mầm bệnh trên diện rộng. Ảnh hưởng đến diện tích lớn của ruộng lúa.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây lúa theo liều lượng 0.5 lít chế phẩm hòa thêm 18 lít nước, định kỳ 5-7 ngày/lần, để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng kháng lại bệnh đạo ôn, cho năng suất cao
- Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp tăng độ phì nhiêu trong đất. Không gây ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của bà con nông dân. Giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.