Vào mùa mưa, không khí ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh nhanh chóng xuất hiện và lây lan trên tất cả các loại cây, và tất nhiên cây chè của chúng ta cũng không ngoại lệ. Bệnh phồng rộp lá của cây chè là bệnh rất phổ biến trên cây, nếu không được điều trị hiệu quả sẽ lây lan nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng chè búp, không những thế còn dẫn đến việc cây chè bị chết. Để biết cách phòng và điều trị bệnh phồng lá ở cây chè mong các bạn theo dõi bài viết sau của chúng tôi.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh phồng lá chè
Nấm gây bệnh Exobasidum vexans Masee thuộc lớp Nấm Đảm. Lớp nấm màu trắng hồng ở trên vết bệnh mặt dưới lá là tầng sinh đảm và bào tử đảm. Dưới đó là sợi nấm nằm sâu trong tế bào. Đảm hình ống kèn thon dài phía trên phình to, đơn bào, ở trên đỉnh có 2 – 4 cuống ngắn gắn bảo tử đảm.
Bào tử đảm đơn bào, không màu, hình bầu dục không đều. Khi nảy mầm bào tử đảm có thể hình thành màng ngăn ngang, từ mỗi tế bào đâm ra một ống phấn. Bào tử đảm lan truyền nhờ gió, hoặc nước mưa rơi trên mặt lá non, cọng non, quả non. Gặp điều kiện ẩm và nhiệt độ thuận lợi bào tử nảy mầm xâm nhập vào bộ phận trên sau 5 – 6 giờ. Nhiệt độ thích hợp để bào tử nảy mầm là 15 – 22ºC, tối thiểu 10ºC, tối đa 29 – 30ºC.
Các dấu hiệu khi cây chè bị bệnh
Đầu tiên, bệnh sẽ xuất hiện với những đốm nhỏ màu da cam hoặc đỏ lợt trong suốt. Và vết bệnh bóng lên thất thường. Trong giai đoạn này, nếu cây chè không được điều trị kịp lúc vết bệnh sẽ lớn dần, mặt trên của lá chè bị lõm xuống, mặt dưới lá bị phồng lên, trên vết bệnh phủ một lớp phấn màu trắng.
Khi gặp điều kiện thuận lợi thì bệnh phồng lá ở cây chè sẽ phát triển nhanh và lây lan sang các cây chè khác, đặc biệt là vào lúc trời mưa, gió nhiều. Thời gian để bệnh phồng lá trên cây chè lây lang sang một cây khác là từ 3 đến 4 ngày.
Hậu quả của bệnh phồng lá trên cây chè
Bệnh phồng lá ở cây chè rất dễ lây lan trong thời gian ngắn nên tác hại là không lường. Ngoài việc bà con nông dân bị mất mùa, bệnh phồng lá trên cây chè còn gây chết ở cây. Không thể khắc phục được nếu không phát hiện, và điều trị sớm. Do đó, bà con nông dân nên lưu ý và thăm vườn thường xuyên. Để tránh trường hợp không điều trị được.
Cách phòng ngừa bệnh phồng lá ở cây chè
Phòng ngừa là một cách mà ở bất cứ cây trồng nào bà con cũng cần quan tâm. Phòng ngừa bệnh phồng lá trên cây chè là một điều vô cùng cần thiết. Vậy, phòng ngừa bệnh phồng lá trên cây chè bao gồm những cách nào?
- Đầu tiên, bà con cần đảm bảo cây chè luôn được khô thoáng, đốn tỉa cành hợp lý, chăm sóc thường xuyên.
- Hạn chế độ ẩm trong vườn bằng cách thiết kế vườn chè với mật độ cây hợp lý
- Bón phân một cách cân đối, không sử dụng quá nhiều đạm. Lượng phân phải phụ thuộc vào tuổi chè và đất tại nơi bà con sống như thế nào.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh EMINA-P cho cây chè. Phun theo tỷ lệ 1 lít chế phẩm thêm 50 lít nước, định kỳ 7 ngày/lần.
- Đối với những vùng hoặc nương chè thường bị bệnh nặng hằng năm. Nên tổ chức đốn (đốn đau hoặc đốn phớt) có thể muộn so với bình thường 20 – 30 ngày. Sau khi đốn phải thu dọn sạch tàn dư cành lá bệnh đem đốt hoặc chôn sâu để tiêu diệt nguồn bệnh.
Cách điều trị bệnh phồng lá ở chè
Khi phát hiện một cây chè bị bệnh, bà con nên đốn, chặt cành chè bị bệnh. Để có thể phòng ngừa mầm bệnh lây lan qua các cây khỏe mạnh khác.
Trong thời gian bệnh phồng lá ở chè xuất hiện và phát triển, bà con nên theo dõi dự báo thời tiết nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều hơn và thời tiết còn thuận lợi để cho bệnh phát triển, bà con cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh.
Sử dụng thuốc trị phồng lá hiệu quả như: chế phẩm vi sinh EMINA-P cho cây chè theo liều lượng 0.3-0.5 lít thêm 18 lít nước phun cho cây chè, định kỳ 5-7 ngày/lần, để bổ sung các chất cần thiết cho cây chống lại bệnh phồng lá. Bên cạnh đó, thúc đẩy sự phát triển của rễ, thân, lá,… làm tăng khả năng chống chịu của cây với điều kiện thời tiết thất thường. Và sâu bệnh gia tăng như hiện nay.