Đối với bà con nông dân thì bệnh cháy lá ở cây trồng đã là căn bệnh rất quen thuộc vì bệnh này xảy ra ở rất nhiều loại cây trồng. Khi cây trồng bị bệnh cháy lá, lá của cây sẽ có màu vàng và héo úa dần. Bệnh cháy lá ở mỗi loại cây đều có biện pháp phòng ngừa và điều trị khác nhau, gây khó khăn cho người nông dân, trong đó có người nông dân trồng hành. Sau đây, fougajet sẽ chia sẻ giải pháp để phòng ngừa và trừ bệnh cháy lá trên cây hành hiệu quả nhất.
Mục Lục
Tổng quan về cây hành
Cây hành là loại gia vị, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Mặc dù vốn đầu tư và công lao động cao hơn các loại rau gia vị khác. Nhưng vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Hành thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Một cây có 5-6 lá, lá hình trụ rỗng, dài 30-50cm, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng. Hoa tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu. Quả nang, tròn. Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu dùng làm gia vị. Hành thích hợp trồng nhất là vào mùa nắng nóng. Thời gian sinh trưởng của 2 giống hành là tương tương nhau. Từ 40-45 ngày là có thể thu hoạch một vụ.
Không những dừng lại ở đó, hành lá còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Nhờ hàm lượng vitamin A và carotenoid cao mà chúng giúp mắt luôn tinh anh. Ngăn ngừa nhiều bệnh về mắt. Với hàm lượng vitamin C và vitamin A giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Chống lại một số bệnh do thời tiết và do virut như cúm. Ngoài lượng vitamin K, vitamin C, hành lá còn chứa một số chất thiết yếu giúp ngăn ngừa lão hóa xương khớp. Giúp xương chắc khỏe và giúp bạn duy trì hoạt động sống tích cực. Ngoài ra hành còn là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Như trị ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng…
Cách nhận biết và nguyên nhân bệnh cháy lá trên cây hành
Bệnh cháy lá tên tiếng anh là leaf scald. Tên này chỉ hiện tượng lá cây hành chuyển vàng như bị già héo, sau đó lá bệnh rũ và khô đi. Cây hành bị bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây: trên lá cây hành xuất hiện những đốm nâu nhạt, hoặc là những đốm trắng nhỏ tròn trũng xuống trên chiều dài của lá hành. Những đốm này thường có kích thước khoảng 4mm. Quanh những đốm tròn có vây ngậm sũng nước.
Khu vực tập trung đốm bệnh nhiều nhất là khu vực gân lá hành. Thông thường bụi cây hành có lá dựng thẳng đứng như chông. Lá bệnh cháy lá sẽ gục xuống một cách rõ rệt so với những lá không bệnh. Nấm Botrylis squamosa kết hợp với Botrytis Cierea hoạt động là nguyên nhân gây nên bệnh cháy lá trên cây hành. Trong điều kiện phù hợp, hai loại nấm trên kết hợp phát triển và gây ra bệnh cháy lá cho cây hành.
Khi nào cây hành dễ mắc bệnh cháy lá?
Loài nấm Botrylis squamosa và Botrytis Cierea là loài hoạt động mạnh nhất trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao và nhiệt độ ở mức thấp, khoảng 18 độ C. Đặc biệt ở những khu vực có ít gió và độ ẩm không khí cao thì loại nấm này sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn, gây tác hại nặng nề hơn.
Nấm bệnh cũng xâm nhập và phát triển mạnh mẽ thông qua những vết thương trên cây hành. Hoặc khi cây hành yếu ớt thiếu sức đề kháng. Những điều kiện thời tiết như mưa nặng hạt và mưa đá cũng tạo thuận lợi cho bệnh xâm nhập và lây nhiễm mạnh hơn. Bệnh cháy lá có tốc độ lây lan nhanh, gây hại nặng nề cho vùng trồng hành. Đặc biệt là các vùng trồng hành miền bắc thường có nhiệt độ thấp hơn.
Làm thế nào để phòng trừ bệnh cháy lá trên cây hành?
Quan trọng nhất vẫn là khâu phòng bệnh. phòng bệnh tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí bỏ ra để loại trừ sâu bệnh. Nhà nông nên chú ý vệ sinh vùng nguyên liệu kỹ lưỡng sau khi thu hoạch. Những cây bệnh, gốc hư cần được dọn sạch. Diệt sạch cỏ dại và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. Xử lý đất thoát nước tốt, không để đất ẩm, úng ngập, sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Biện pháp hóa học (chúng tôi không khuyến khích sử dụng): bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất: Chaetomium sp + Tricoderma sp để phòng trừ. Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng các chất hóa học trong việc phòng trị bệnh cháy lá trên cây hành. Các chất hóa học mặc dù sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nhưng sẽ đem lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe người dùng. Ô nhiễm đất và nguồn nước, gây hại cho vùng nguyên liệu. Ảnh hưởng đến các thế hệ sau.