Nuôi cá trong mùa mưa lũ luôn là một trong những vấn đề được các hộ dân quan tâm hàng đầu. Bởi thời điểm này, nếu không có biện pháp khả quan thì khả năng thất thoát của cá là rất cao. Bên cạnh đó, cá nuôi cũng khó có thể thích nghi ngay được với nước mới nên những biện pháp chuẩn bị ngay từ trước khi mưa lũ đến là rất cần thiết. Bà con có thể áp dụng theo những cách trong bài viết này để giảm thiểu thiệt hại về cá nuôi. Bởi hiện tại cũng là trung tâm của mùa lũ cuối năm. Vậy nên bà con hãy trang bị ngay những kiến thức này để không bị thất thoát tài sản nhé.
Mục Lục
Biện pháp hạn chế rủi ro khi nuôi cá mùa mưa lũ
Để hạn chế rủi ro, trước mỗi mùa mưa lũ hàng năm người nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa cần thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá. Tu sửa lại những chỗ yếu, dễ bị hư hỏng, vệ sinh tẩy dọn lồng sạch sẽ. Đảm bảo nước lưu thông nhanh và môi trường trong sạch. Củng cố lại các dây neo, phao, lồng lưới. Ngoài ra, cần thực hiện thêm các biện pháp sau:

- Lắp đặt thêm lưới chắn trên mặt lồng để tránh cá nhảy ra ngoài gây thất thoát.
- Di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ. Để tránh tình trạng khi bão gió lớn làm vỡ lồng, bè. Đặc biệt phải quan tâm đến tình trạng khung lồng do dòng nước lũ hoặc gió làm vỡ khung lồng. Cuốn trôi làm thất thoát sản phẩm.
- Đối với lồng bè trên sông cần thiết kế thêm tấm chắn sóng ở phần phía đầu hệ thống bè (kết hình chữ V để tăng diện tích thoát nước nhanh và giảm áp lực nước, rác thải, cây que lên hệ thống lồng bè).
- Thu tỉa hoặc san thưa giảm mật độ nuôi cá trong lồng nuôi. Thường xuyên theo dõi mức nước, màu nước sông/hồ để kịp thời điều chỉnh.
- Theo dõi thời tiết, nhất là những tháng chuyển mùa và những ngày trở trời. Để kịp thời điều chỉnh giảm lượng thức ăn, tránh dư thừa lãng phí và ô nhiễm môi trường.
- Những ngày mưa bão không cho cá ăn hoặc giảm lượng thức ăn xuống dưới 50%. Đồng thời bổ sung các loại vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá.
Biện pháp khắc phục sau mưa lũ
- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao. Tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước. Đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao thì cần thường xuyên hơn.
- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi. Đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết).

- Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm).
- Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước.
- Người nuôi cần chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai, cảnh báo môi trường vùng nuôi của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III và cơ quan quản lý địa phương… để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.