Cà phê là một trong những thức uống lâu đời của Việt Nam, uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng dường như đã trở thành một thói quen khó cưỡng của hầu hết người Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Gần 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là sản phẩm cà phê rang, xay, hòa tan, cà phê ba trong một, và phần còn lại là cà phê Robusta đóng gói chưa rang, đã khử caffein.
Bắc Âu là một trong những thị trường mới nổi của mặt hàng cà phê nước ta. Mặc dù các thị trường Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu cà phê Arabica, nhưng theo phân tích của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cà phê nhân chưa rang và tách cafein của Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển tại thị trường này. Vậy cơ hội và thách thức cho mặt hàng cà phê Việt Nam tại thị Bắc Âu thế nào? hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Cơ hội cho cà phê Việt tại Bắc Âu
Các nước Bắc Âu là các nước có văn hóa cà phê và tiêu thụ cà phê tính trên đầu người cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Bắc Âu có xu hướng khám phá các loại cà phê mới có chất lượng cao nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Trong khi thị trường cà phê truyền thống đã tương đối bão hòa thì thị trường cà phê đặc sản, và cà phê hữu cơ vẫn đang tiếp tục tăng trưởng và còn nhiều cơ hội.
Một cơ hội nữa cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam là Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với cà phê nhân, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, bằng 0%, giúp cho cà phê Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trước đây.
Ngoài ra, theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại khu vực này.
Mặc dù, các nước Bắc Âu nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica, nhưng theo phân tích của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa khử caffein của Việt Nam vẫn còn dư địa để khai thác tại thị trường này, như trong hình dưới đây.
Nhận định về thượng hiệu cà phê Việt
Châu Á chủ yếu được biết đến với sản lượng Robusta, đặc biệt là Việt Nam. Nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Cà phê Robusta chiếm khoảng 95% cà phê xuất khẩu từ Việt Nam. Sản xuất tập trung mạnh vào việc tạo ra khối lượng lớn cà phê chất lượng tiêu chuẩn. Hầu hết hướng đến thị trường cà phê hòa tan. Các công ty lớn về cà phê, chẳng hạn như Nestlé, sở hữu nhiều nhà máy tại Việt Nam, nơi sản xuất thương hiệu cà phê hòa tan Nescafé. Vì các thị trường Bắc Âu đều hướng tới cà phê chất lượng cao, nên nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica và nhập khẩu cà phê Robusta với số lượng thấp. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất cho cà phê Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường khu vực này.
Cà phê Robusta còn được biết đến với tên gọi cà phê vối. Đây là loại cà phê rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Hằng năm đạt 90 – 95% tổng sản lượng cà phê. Loại cà phê này có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao. Thích hợp với khẩu vị người Việt.
Hạt của cà phê Robusta nhỏ hơn Arabica. Phải được sấy trực tiếp chứ không phải lên men. Vị đắng chiếm chủ yếu. Nó được trồng ở độ cao dưới 600m. Khí hậu nhiệt đới và có mặt ở nhiều nước. Việt Nam có tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.
Thách thức đối với cà phê Việt
Các vấn đề bền vững đang là mối quan tâm lớn ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê. Trong khi các phương thức canh tác gây suy thoái môi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Cà phê bền vững chỉ chiếm khoảng 9% xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong khi thị trường Bắc Âu rất quan tâm đến vấn đề sản xuất bền vững.
Do thị trường nhỏ, việc nhập khẩu cà phê tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp Bắc Âu khi đã nhập khẩu quen và tin tưởng bạn hàng sẽ rất khó thay đổi. Đây chính là một trong những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Một thách thức nữa là thị trường Bắc Âu có đặc điểm là địa lý xa xôi, dân số ít, đơn hàng nhỏ. Nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe nhất trong các nước châu Âu khác. Cũng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không mặn mà.