Nuôi cá nước ngọt, cụ thể là giống cá trê, thường gặp một số dịch bệnh khó phát hiện và xử lý, là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nước và thức ăn không tốt sẽ dễ phát sinh dịch bệnh trên cá dẫn đến cá chết hàng loạt. Một khi không kiểm soát được bệnh của cá sẽ dễ dẫn đến tình trạng dịch bệnh cả đàn cá, gây thiệt hại đến kinh tế và mất nhiều thời gian, công sức để cải tạo ao nuôi cho vụ cá tiếp theo. Dưới đây là các bệnh thường gặp và cách phòng trị trong quá trình nuôi cá trê.
Mục Lục
Phòng và trị bệnh lở loét trên cá trê
Trường hợp: Ao rộng 100m2, nước sâu 1,5 m thả cá trê lai được 1,5 kg, bị lở loét khắp người như đồng xu, thối thịt. Tình trạng này đã bị 1 tuần, chưa dùng thuốc, thỉnh thoảng cho nước ra vào và cho ăn cám nấu chín.
Nguyên nhân: Nước ao bị ô nhiễm do không thay nước định kỳ, cá trê bị lở loét, đốm đỏ. Cách phòng bệnh cho cá trê:
- Thay nước thường xuyên 5-7 ngày 1 lần để nước không bị ô nhiễm. kết hợp cho ăn bổ sung VTM C và men tiêu hóa.
- Bón vôi định kỳ 2-4kg/100 m3 nước, 10-15 ngày/lần.
Trị bệnh: Sử dụng 1 trong các cách sau đây
- Trộn Oxytetrcyline vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 10-20 g/100 kg cá. Cho ăn liên tục trong 3-5 ngày
- Tắm nước muối 3% trong thời gian 15 phút
- Trộn thuốc Tetraciline vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 10g/100 kg cá, cho ăn liên tục trong 3-5 ngày
Nguyên tắc khi chuẩn bị ao nuôi cá trê
Thiết kế ao nuôi
- Ao nuôi cá trê phải được đặt gần nguồn cấp nước tốt (sông, kênh rạch). Hơn nữa tránh xa các nguồn gây ô nhiễm, khu công nghiệp.
- Ao không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Độ phèn (pH) của nước trung tính và dao động từ 6,5 – 7,5.
- Ao phải gần nhà để tiện việc quản lý và chăm sóc.
- Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện của nông hộ. Tuy nhiên tốt nhất là ao có diện tích từ 300 m2 trở lên.
- Độ sâu của ao từ 1 – 1,5 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước.
- Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 – 4 chiều ngang.
- Xung quanh ao phải thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi cá nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được thoáng.
- Trong ao nuôi cá trê nên thiết kế 1 hay nhiều nơi cho cá ăn, đó là các sàn cho cá ăn. Việc này sẽ giúp ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn.
Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi thả cá ao cần được chuẩn bị kỹ theo các bước sau:
- Vét hết lớp bùn đáy ao, kiểm tra kỹ bờ ao, cống bộng. Ngoài ra cần gia cố bờ ao, làm sàn ăn cho cá, rào lưới xung quanh.
- Bón vôi bột với liều lượng 10 – 15 kg/100 m2. Nếu là ao đã nuôi cá trước vài vụ thì có thể tăng lượng vôi lên 20 kg /100 m2 để đảm bảo tẩy trùng cho ao.
- Nếu có điều kiện phơi ao 3 – 5 ngày, sau đó cấp nước vào ao với mức nước ban đầu là 1 – 1,2 m. Dùng Vikon A với liều 1g/m3 nước tạt đều khắp ao, để diệt khuẩn nước ao nuôi.