Cá ba sa, còn có tên gọi khác là cá giáo hoặc cá sát bụng. Đây là loại cá da trơn mang lại giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Cá basa cũng giống như các loại cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau. Các nhân tố gây bệnh cho cá rất đa dạng được chia làm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm và tác nhân không truyền nhiễm. Là loại bệnh do môi trường, dinh dưỡng hoặc do các vi sinh vật gây ra. Khi nuôi cá ba sa rất dễ bị cụt đuôi, cụt vây. Vậy hãy cùng tìm hiểu về biểu hiện của vấn đề này và cách để điều trị hiệu quả.
Mục Lục
Biểu hiện của bệnh
Mầm bệnh lan truyền trong nước hay có sẵn trong cá nuôi. Khi điều kiện thuận lợi mầm bệnh phát triển gây bệnh cả khu vực rộng lớn.
Biểu hiện bên ngoài: Da cá sậm màu. Vây đuôi rách, thấy các hạt tròn đỏ xuất hiện ở xung quanh vết rách. Các vây hậu môn, vây ngực, vây lưng có biểu hiện tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn. Bắt cá lên khỏi mặt nước, máu loãng từ các vết rách chảy ra nhiều. Bệnh nặng gai cứng bị gãy hay có dấu hiệu sưng đỏ ở gốc gai. Hậu môn sưng đỏ, lồi.
Biểu hiện bên trong: Gan bầm, mật sưng căng, xoang bụng xuất huyết, ruột viêm từng đoạn tập trung ở đoạn ruột sau.
Cách phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh
Việc trị bệnh cho cá là khá khó khăn và tốn kém. Do đó chúng ta nên có biện pháp để phòng bệnh một cách hiệu quả. Quạt bè khi dòng nước chảy yếu; rời bè đến nơi thoáng mát; cho ăn đầy đủ, bổ sung rau xanh hoặc các loại vitamin, khoáng vi lượng; vớt cỏ rác tập vào bè, loại bỏ cá chết.
Khi chọn mua cá nên chọn loại giống khỏe mạnh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mọi người nên thường xuyên theo dõi, quan sát các biểu hiện bất thường của cá để kịp thời đưa ra biện pháp trị bệnh hiệu quả nhất. Hạn chế sử dụng kháng sinh đối với cá ba sa. Xử lí nước trước khi cho cá vào nuôi. Tăng cường sục khí thường xuyên cho ao nuôi của bạn. Các bạn nên tăng cường quạt nước, thay 20-30 % nước ao bằng nước sạch, nên thay nước tầng đáy.
Cách điều trị bệnh
– Dùng cỏ mực 1 kg + muối ăn 0,2 kg cho 1 tấn cá (cỏ mực đập nát trộn với muối rải đều vào thức ăn). Thời gian 7-10 ngày.
– Dùng 15 mg Furazolidon + 3 mg Oxytetracyclin trộn đều vào thức ăn cho 100 kg cá. Trị liên tục từ 5-7 ngày.
– Dùng 2g Oxytetracyclin + 1g Chloramphenicol cho 100 kg cá. Trộn thuốc vào thức ăn đã nấu chín để nguội, có bổ sung bã rượu giúp cho cá ăn ngon, dễ tiêu hóa và nhanh chóng phục hồi tạp khuẩn đường ruột. Thời gian điều trị liên tục 5-7 ngày.
Trên đây là một số dấu hiệu cũng như cách điều trị cụt vây, cụt đuôi một cách hiệu quả ở cá ba sa nuôi bè. Hy vọng các bạn đã nắm được các thông tin hữu ích để có thể nuôi cá một cách hiệu quả và tốt hơn.