Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, giai đoạn giao mùa là thời gian mà người nuôi cần phải chú ý. Đây là giai đoạn chuyển giao thời tiết, là thời điểm thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Khiến cho tôm, cá dễ bị mắc bệnh, sức khỏe suy giảm. Nhiều lúc nếu không chăm sóc cẩn thận giai đoạn này có thể dẫn đến bùng phát thành dịch gây chết hàng loạt, cực kì nguy hiểm. Do đó, khi thời tiết chuyển từ rét đậm sang trời hửng nắng, ấm áp thì chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp để phòng ngừa bệnh cho cá. Dưới đây là một số cách phổ biến, đơn giản mà hiệu quả.
Mục Lục
Cách để phòng chống bệnh tổng hợp cho cá
Giữ vệ sinh môi trường nước
Để hạn chế thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh tế thì người nuôi cá cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá trong giai đoạn giao mùa như sau.
– Cải tạo ao: vét bùn, bón vôi diệt tạp 7 – 10kg/100m2. Chọn công thức và đối tượng nuôi phù hợp cho từng mặt nước ao nuôi. Trước khi thả cá cần tắm cá bằng nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/ 1lít nước. Không cho ăn thức ăn ôi thiu, cho ăn đúng thời gian, địa điểm.
– Dụng cụ cho ăn cần được rửa sạch sau mỗi lần cho ăn. Treo túi vôi 2 -4kg/túi quanh chỗ cho ăn. Định kỳ 2 lần/tuần bổ sung Vitamin C bằng cách cho cá ăn với liều lượng 40g/100 kg thức ăn. Rắc vôi xuống ao 2 lần/tháng và trước khi trời mưa với liều lượng 2 – 3kg/100m2 ao.
– Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng để tăng cường oxy ngoài ra có thể dùng viên oxy để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết, liều lượng sử dụng 1 – 2 kg/ 1.000 m3 nước ao.
Chăm sóc sức khỏe cho cá
– Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm, định kỳ 2 lần/tháng bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 – 5 g/100 kg cá nuôi. Kết hợp phòng bệnh cho cá, bằng cách định kỳ 1 lần/ tháng.
– Dùng chế phẩm EM tỏi cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá với liều lượng là 1lít EM tỏi/10 kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn sau đó với cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục; khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
– Thường xuyên quan sát hoạt động của cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
Sử dụng một số loại cây để phòng bệnh cho cá
– Cây chuối: thân cây thái nhỏ và lá chặt thành đoạn cho cá ăn.
– Cây tỏi: Tỏi xay nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 0.5 – 1kg/100kg thức ăn. Cho ăn 6 ngày liên tục.
– Cây nghể: Lấy thân, lá băm nhỏ nấu kỹ lấy nước (còn bã bỏ đi) sau đó trộn vào thức ăn cho cá ăn. Liều lượng cho ăn 3 kg thân, lá nghể tươi/100kg cá, cho ăn 3 – 6 ngày liên tục. Lưu ý cây nghể có tính nóng nên dùng đúng liều lượng không lạm dụng.
– Cây Rau sam: rửa sạch bằng nước muối và cho ăn 1.5 – 3kg rau/100kg cá.
– Cây nhọ nồi: nghiền lấy nước và dùng cả bã cho cá ăn với liều lượng 2 -3kg/100kg cá/ngày. Các cây thảo mộc trên đều phòng và chữa tốt các bệnh về đường ruột cho cá.