Cá lóc bông là một loại cá quả và có tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes. Hình dáng lóc bông cũng tương tự như loài cá lóc, thân dài hình trụ, miệng rộng. Điểm để nhận biết 2 loại cá này đó chính là cá lóc bông có vảy lưng và đầu màu đen nhạt. Phần bụng và hai bên lườn màu trắng, có lẫn những sọc đen mờ, vì thế mới được gọi là cá lóc bông. Đây là loại cá dữ và rất to con, khối lượng tối đa có thể lên tới 20kg. Bệnh phổ biến mà cá lóc bông thường hay gặp phải chính là bệnh do các ký sinh trùng gây ra. Cùng tìm hiểu cách điều trị các căn bệnh này hiệu quả.
Mục Lục
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trùng bánh xe Trichdina
Cá mắc bệnh thường có lớp nhớt màu trắng hơi đục, thường nổi đầu và tập trung nơi nước chảy, thích cọ mình vào thành bè, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước. Do mang bị phá hủy nên cá thường lắc mạnh đầu, lờ đờ, đảo lộn và chìm xuống đáy rồi chết.
Để phòng bệnh, cần giữ môi trường nuôi luôn sạch, mật độ cá ương không quá dày. Dùng Sulphat đồng (CuSO4) ngâm cá với nồng độ 0,5-0,7g/m3 nước hoặc tắm cá bệnh với nồng độ 2-5g/m3 nước trong 5 – 15 phút. Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cho cá trong 5 – 15 phút.
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sán lá đơn chủ
Sán có dạng dẹp, màu trắng nhạt, chiều dài cơ thể dao động từ 0.4 -1mm tùy theo giống loài. Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra. Do đó cá không hô hấp được và chết.
Phòng bệnh định kỳ: cho ăn 100 g vina parasite 100g / 300 kg cá, 1 tháng cho ăn 1 lần. Khi bị bệnh, dùng vina parasite với liều 100 g/ 300 – 400 kg cá. Cho cá ăn liên tục 3 tới 5 ngày. Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng các sản phẩm như HEPAVIROL Plus, VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export. Nên cải tạo ao kỹ trước khi thả giống. Hạn chế việc thả cá mật độ quá dày.
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trùng mỏ neo Lernaea
Lernaea trùng mỏ neo là các ký sinh trùng ngoại ký sinh trên da, vẩy, mang, hốc mũi, mắt, miệng trên nhiều loài cá nuôi: cá trắm, cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá mè…Cá cảnh như: cá Koi, cá chép nhật, cá chép Koi, cá rồng, cá đĩa…. Bệnh thường gặp ký sinh trên cá nước ngọt nhiều hơn cá nước mặn. Bệnh xảy ra quanh năm và có tỷ lệ cảm nhiễm cao. Nhiệt độ thích hợp cho trùng mỏ neo phát triển từ 18-30 độ C.
Bệnh do các loài thuộc giống Lernaea gây nên. Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây. Cần giữ vệ sinh ao, bè cẩn thận, sạch sẽ trong quá trình nuôi. Chọn giống nuôi đảm bảo, không có trùng mỏ neo đeo bám. Trước khi thả giống phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút.
Phòng bệnh định kỳ: cho ăn 100 g vina parasite 100g / 300 kg cá, 1 tháng cho ăn 1 lần. Khi bị bệnh, dùng vina parasite với liều 100 g/ 300 – 400 kg cá. Và cho cá ăn liên tục 3 tới 5 ngày.