Theo các bác sĩ thú y thì bệnh viêm da nổi cục hay còn gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hay bệnh cellulite, là một bệnh truyền nhiễm do vi rút poxvirus của trâu, bò gây ra. Bệnh này không gây bệnh cho người. Đường lây truyền chủ yếu qua vết đốt của các loại côn trùng như muỗi, ruồi, ve, bệnh cũng có thể lây khi vận chuyển trâu, bò mắc bệnh, dùng chung máng uống, nơi cho ăn, sữa, tinh dịch, tiếp xúc trực tiếp. Để đàn vật nuôi không bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm da nổi cục, chúng ta cần chú ý các biện pháp phòng, chống bệnh nổi cục trên trâu bò dưới đây nhé!
Mục Lục
Đặc điểm của bệnh
Vi rút gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxviru. Cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu. Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80 độ C trong 10 năm; dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng.
Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 – 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37 độ C. Hóa chất sử dụng để diệt vi rút viêm da nổi cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 – 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.
Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường. Đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày. Trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid. Nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt. Ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.
Biện pháp phòng bệnh
- Không chăn thả lang khi địa phương đã xảy ra dịch mà chỉ nuôi nhốt trong chuồng.
- Không mua bò về nuôi từ các vùng có dịch.
- Phun các loại thuốc diệt ruồi, muỗi trong khu vực chuồng trại.
- Diệt ve, rận MEBI- TAKTIC ( NEW ) 100ml/ 50 lít nước, phun ướt bò, lặp lại khi thấy ve còn tồn tại.
- Tẩy các loại giun, sán FENSOL-SAFETY 1g/ 10 kg bò.
- Phun sát trùng khu vực nuôi, chuồng trại 1- 2 lần/ tuần bằng các loại sau: CLEAR 2ml/ 1 lít nước hoặc MEBI- IODINE 2ml/ 1 lít nước hoặc SEPTIC 2ml/ 1 lít nước, phun lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất MEBIMIX VỖ BÉO BÒ 1g/ kg thức ăn tinh, trộn suốt quá trình nuôi.
- Bổ sung thêm YEAST-SACC 2g/ kg thức ăn. Để tăng cường tiêu hoá thức ăn thô xanh, tăng cường sức đề kháng cho bò.
- Tách bò bị bệnh ra khu vực riêng.
- Chuồng trại luôn giữ thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ.
Hỗ trợ điều trị và chống bệnh
- Phun sát trùng trực tiếp lên bò và khu vực chuồng nuôi 2 – 3 lần/ tuần để giảm áp lực vi rút: MEBI- IODINE 5ml/ lít nước hoặc SEPTIC 5ml/ lít nước hoặc CLEAR 5ml/ lít nước.
- Sát trùng vết loét MEBI- IODINE 2ml/ lít nước, phun trực tiếp lên vết loét 2 lần/ ngày.
- Hạ sốt, kháng viêm, giảm đau: KETOFEN INJ 1ml/ 20kg thể trọng, tiêm 5 ngày.
Chống nhiễm trùng
- CEFTRI ONE LA 1ml/ 30kg thể trọng, tiêm lặp lại sau 48h
- PENSTREP LA 1ml/ 30 kg thể trọng, tiêm lặp lại sau 48h
- GENTAMOX LA 1ml/ 25kg thể trọng, tiêm lặp lại sau 36h
- OXYTETRA 200 LA 1ml/ 25 kg thể trọng, tiêm lặp lại sau 48h.
Hỗ trợ tăng cường trợ sức, trợ lực
Dùng METOSAL 10% VIP 1ml/ 25 kg thể trọng, tiêm 5 ngày liên tục hoặc ATP- BIOPHYL 1ml/ 25 kg thể trọng, tiêm 3 – 5 ngày liên tục. Tăng cường mau lành vết loét ADE BC INJ 1ml/ 30 kg thể trọng, tiêm 3 ngày liên tục.
Phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ giúp vật nuôi hồi phục tốt và nhanh hơn, phòng chống lây lan bệnh sang đàn khác. Hiện nay, Mebipha đã áp dụng điều trị thành công cho các đàn bò của hàng trăm trại chăn nuôi tại nhiều tỉnh thành.