• Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thị trường tiêu dùng
  • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi

Chia sẻ các phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh bại huyết ở gia cầm

by Trịnh Huyền
31 Tháng Mười, 2021
in Chăn nuôi, Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
0
Chia sẻ các phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh bại huyết ở gia cầm
Phòng bệnh bại huyết ở gia cầm

Phòng bệnh bại huyết ở gia cầm

Theo các bác sĩ thú ý thì bệnh bại huyết hay còn gọi là nhiễm trùng huyết là bệnh mà vi khuẩn Yersinia pestis xâm nhập vào máu và gây ra các bệnh về tuần hoàn và hô hấp, rối loạn chức năng đông máu, viêm màng não mủ, suy gan, suy thận và các cơ quan nội tạng khác của gia cầm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trên diện rộng ở vịt và ngan. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và tất cả các loài chim đều dễ bị nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh bại liệt ở gia cầm: đặc điểm chung, triệu chứng, bệnh lý, cách chẩn đoán, phương pháp phòng bệnh và biện pháp điều trị bệnh.

Mục Lục

  • Đặc điểm của bệnh bại huyết
  • Nguyên nhân gây bệnh
  • Dịch tễ của bệnh
    • Ðối tượng
    • Ðường lây bệnh
    • Cơ chế gây bệnh
  • Triệu chứng của bệnh
  • Bệnh tích thường gặp
  • Phòng bệnh cho vật nuôi
  • Phương pháp điều trị bệnh

Đặc điểm của bệnh bại huyết

Bệnh bại huyết trên gia cầm do trực khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.

Đặc điểmcủa bệnh bại huyết
Vật nuôi bị bệnh bại huyết

Bệnh thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan. Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống từ 13 – 27 ngày, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.

Đường lây bệnh: Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống); qua các vết tổn thương trên da, đặc biệt là bàn chân.

Nguyên nhân gây bệnh

Do trực khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.

Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống khoảng 13 – 27 ngày và dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.

Dịch tễ của bệnh

Ðối tượng

Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như ngan, gà tây, chim cút, thiên nga… cũng có thể mắc bệnh. Ngan con trong 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Thời gian nung bệnh thường khoảng 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50%, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn. Ở gà tây, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn 5 – 15 tuần tuổi.

Ðường lây bệnh

Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp; mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi -> nhiễm vào thức ăn, nước uống -> lây qua đường tiêu hóa; vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.

Cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể, gia cầm chết nhanh chóng.

Bệnh thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan.

Triệu chứng của bệnh

  • Gia cầm sốt cao, ủ rũ, sã cánh, ho khẹc, hắt hơi, mắt và niêm mạc mũi tiết dịch, vịt bị bệnh có biểu hiện vươn cổ lên để thở
  • Kém ăn dẫn đến gầy, yếu nên luôn tụt lại sau đàn. Nếu bị kích động chúng chạy loạng choạng một đoạn rồi ngã nhào và nằm ngửa ra đạp chân trên không
  • Tiêu chảy phân xanh có mùi tanh
  • Phù đầu và sưng trũng quanh mắt, mất thăng bằng
  • Nằm duỗi chân sau và nằm bệt, lông xơ xác và vấy bẩn, rụng thành mảng
  • Gia cầm bị rối loạn vận động, đi lại khó khăn, khi đi đầu lắc lư, chân khập khiễng, đi thành vòng.

Bệnh tích thường gặp

Bệnh tích thường gặp
Ðặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết
  • Ðặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí.
  • Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim.
  • Gan, lách có thể sưng to, gan có thể bị bao phủ bởi một lớp fibrin trắng đục.
  • Bệnh ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.

Phòng bệnh cho vật nuôi

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Luôn giữ cho chuồng trại dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, thường xuyên phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi. Cần đảm bảo cách ly giữa các đàn gia cầm (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài.

Thức ăn, nước uống sạch sẽ, cung cấp đủ lượng thức ăn đảm bảo cho gia cầm nuôi theo từng giai đoạn phát triển. Chăn nuôi gia cầm đúng kỹ thuật để gia cầm khỏe mạnh, hạn chế bệnh xảy ra.

Phương pháp điều trị bệnh
Định kỳ bổ sung vitamin bổ sung cho vịt

Ðịnh kỳ bổ sung vitamin, thuốc bổ như B-Complex, Beta-glucan, chất điện giải vào nước uống cho gia cầm. Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Đặc biệt trong những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi hoặc gia cầm bị stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vaccine.

Phương pháp điều trị bệnh

Một số loại thuốc, kháng sinh có khả năng điều trị bệnh như Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Cùng đó, bổ sung thêm vitamin tăng cường sức đề kháng cho gia cầm.

Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích. Để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục. Kết hợp với việc điều trị bệnh, cần chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm tốt, vệ sinh, khử trùng môi trường để bệnh không tái phát.

Tags: bệnh bại huyếtbệnh E. colitụ huyết trùng
Previous Post

Cách điều trị hiệu quả bệnh nấm diều, nấm phổi trên gia cầm

Next Post

Gia đình Tú Dưa có thêm “cô công chúa nhỏ” Sumi

Next Post
Vợ chồng Tuấn Dưa

Gia đình Tú Dưa có thêm "cô công chúa nhỏ" Sumi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Rapper Blacka

    Ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch Rap Việt mùa 2 lộ diện

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu cày kéo hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Adele và sự trở lại đầy ngoạn mục với ca khúc “Easy on me”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt ở cá lóc bông

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Quách Phẩm Siêu và Mã Trạch Hàm kết hôn sau 2 năm yêu nhau

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp trồng cây xoài tượng năng suất cao mà bà con nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Han So Hee- Những vất vả phải đánh đổi khi quay bộ phim “My name”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Running Man Việt Nam: Ấn tượng ở thử thách rượt đuổi trên sân bùn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Unilever Việt Nam thắng hạng mục ‘Bình đẳng giới tại thị trường’ của WEPs

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa đến cá giống của các chuyên gia

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao

© Copyright by fougajet.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by fougajet.com