Trong quá trình luôn lươn, bà con cần phòng và điều trị các loại bệnh cho lươn: bệnh lươn, bệnh sốt, bệnh giun tròn, bệnh lở loét, bệnh nấm, bệnh tổ đỉa có vài trò quan trọng trong quá trình nuôi loài vật kinh tế này. Một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và giảm tỷ lệ sống ở lươn. Cần có biện pháp phòng trừ kịp thời để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Để hiểu rõ hơn về công tác phòng và điều trị bệnh cho lươn, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con về công tác này!
Mục Lục
Các nguyên nhân gây bệnh
- Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, hoặc dư thừa thức ăn.
- Cho lươn ăn thức ăn ôi thiu.
- Mật độ dày.
Nên định kỳ thay nước trong bể, quản lý tốt và tránh dư thừa thức ăn là các yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi lươn cần chú ý.
Các bệnh thường gặp
Bệnh sốt nóng ở lươn
- Triệu chứng: Nhiệt độ nước tăng lên, nước nhớt do lương tiết dịch nhờn. Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hang loạt.
- Nguyên nhân chính: Do mật độ dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm.
- Phòng và xử lý, điều trị: Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát, thả cá trê để ăn thức ăn thừa. Phun dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5ml/m3 nước. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh tuyến trùng ở lươn
- Triệu chứng: lươn yếu, nếu ký sinh nhiều sẽ làm hậu môn sưng đỏ, chết từ từ.
- Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ.
- Phòng và xử lý, điều trị: Thay nước. Dùng thuốc trị ký sinh trùng chuyên dùng. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh lở loét ở lươn
- Triệu chứng: mình lươn xuất hiện nhiều lở loét hình tròn, hoặc bầu dục. Bơi lội khó khăn. Nổi đầu lên khỏi mặt nước. Rụng đuôi.
- Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng, vi trùng.
- Phòng và xử lý, điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi mắc bệnh phun thuốc diệt khuẩn (streptomycin) và trộn thuốc kháng khuẩn bệnh trị nội ký sinh chuyên dùng vào thức ăn. Bôi thuốc tím vào vết loét trong 5-7 ngày liên tục. Tắm lươn.
Bệnh nấm thuỷ mi ở lươn
- Triệu chứng: các đám sợi hình bông bám vào mình hay trứng.
- Nguyên nhân chính: do ký sinh trùng.
- Phòng và xử lý, điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4 phần ngàn, tưới khắp bể nuôi. Tắm lươn bằng nước muối. Ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen.
Bệnh đỉa bám ở lươn
- Triệu chứng: lươn yếu, kém ăn
- Nguyên nhân chính: Do đỉa bám vào phần đầu lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Phòng, trị: Dùng dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 100 ppm ngâm rửa 5-10 phút. Dùng các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng.
Bệnh đóng dấu
Thường xảy ra khi lươn bị xây xát, khi đó các vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ bám vào vết thương và sinh sống, phát triển dần thành những vết loét lớn.
Khi bị bệnh trên mình lươn xuất hiện những vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ xen lẫn các vùng da lở loét. Nếu bệnh nặng, đuôi lươn sẽ bị rụng, bơi lội khó khăn, đầu lươn thường ngóc lên khỏi mặt nước để thở, lươn mệt mỏi, yếu dần rồi chết, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5 – 9 hàng năm.
Phòng bệnh bằng cách nuôi với mật độ thích hợp, tắm lươn bằng muối ăn với nồng độ 200 – 300 g/10 lít nước trong 15 – 20 phút trước khi thả. Thường xuyên thay nước trong quá trình nuôi hoặc định kỳ 5 – 7 ngày tắm lươn bằng KMnO4, liều lượng 3 – 5 g/m3 và hạn chế những tác động trực tiếp đến lươn, đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng.
Trị bệnh bằng kháng sinh Streptomycin, trộn vào thức ăn với liều lượng 50 – 70 mg/kg lươn hoặc tắm với liều lượng 250 – 300 g/100 m3 nước, xử lý liên tục trong 5 – 7 ngày.