Chứng bệnh tiêu chảy xảy ra ở heo con sẽ khiến cho chất bài tiết của chúng ở dạng lỏng. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho heo mắc phải bệnh này. Khi mắc phải thì heo bị mất nước rất nhiêm trọng cho nên chúng ta cần phải bù lại. Việc cấp nước có thể là qua chế độ dịnh dưỡng hoặc là truyền dịch. Chúng ta cũng cần phòng trị bệnh cho heo tốt để kiểm soát một cách đồng bộ trong chăn nuôi. Hãy cùng xem, nếu heo bị tiêu chảy thì chúng ta cần phải làm gì ngay thôi nào.
Mục Lục
Môi trường chuồng trại
Chuồng phải có khu vực sưởi ấm cho heo sau cai sữa vào ban đêm, hoặc khi thời tiết lạnh. Sàn tại khu vực này phải được lót vật liệu giữ ấm, giúp heo sau cai sữa không bị lạnh nếu phải nằm trực tiếp dưới nền chuồng hoặc bị gió lùa (chuồng sàn). Sàn, nền chuồng nuôi phải luôn được giữ khô ráo, sạch sẽ.
Để giảm thiểu stress cho heo khi và sau cai sữa, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị thật tốt môi trường chuồng nuôi trước khi chuyển heo cai sữa xuống. Chuồng cai sữa chuẩn bị đón heo phải đảm bảo vệ sinh tiêu độc cẩn thận và để trống chuồng ít nhất 3 – 5 ngày. Trước khi chuyển heo cai sữa xuống, cần điều chỉnh nhiệt độ chuồng cai sữa ở mức cao hơn 20C so với nhiệt độ chuồng heo theo mẹ (thường vào khoảng 30 – 320C) và duy trì nhiệt độ này ít nhất trong 1 tuần, sau đó mỗi tuần giảm 10C.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đúng cần áp dụng cho cả heo mẹ và heo con. Lượng thức ăn cấp cho nái giai đoạn mang thai có thể theo khuyến cáo trong Bảng 1.
Ở giai đoạn nuôi con, lượng thức ăn cần cung cấp cho nái có thể được tính theo công thức: 2,5 kg cám + 0,5 kg cám tăng thêm cho mỗi heo con được nuôi. Ngoài ra phải cần đảm bảo đủ nước uống cho nái. Lượng nước trung bình cần cho heo hậu bị khoảng 8 – 12 lít/ngày, heo mang thai khoảng 10 – 15 lít/ngày. Ở nái nuôi con, do phải tiết sữa để nuôi con nên nhu cầu nước cao hơn và tùy theo số lượng heo con được nuôi, khoảng 15 lít/ngày cộng thêm 1,5 lít/heo con được nuôi.
Nước uống phải đảm bảo sạch và dễ uống. Núm uống và đường ống cấp nước phải được làm vệ sinh, tiêu độc sau mỗi đợt heo xuất chuồng. Mỗi chuồng nên có ít nhất 2 núm uống, độ cao núm uống phù hợp 15 – 18 cm, ngang với độ cao của vai heo. Kiểm tra và điều chỉnh áp lực nước uống ở mức 0,5 – 0,7 lít/phút.
Tăng sức để kháng
Tiêu chảy do vi khuẩn gây ra trên heo sau cai sữa có thể được hạn chế khi áp dụng biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch của heo. Một số chế phẩm trong chăn nuôi có chứa các kháng thể lòng đỏ trứng đặc hiệu với vi khuẩn E. coli, Rotavirus, PED virus gây tiêu chảy. Bổ sung các chế phẩm này vào cho thức ăn hoặc nước uống cho heo trong vòng 1 – 2 tuần sau cai sữa. Từ đó sẽ có tác dụng hạn chế tiêu chảy ở heo sau cai sữa.
Hay việc bổ sung các chế phẩm sinh học như probiotics (Lactobacillus, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae); prebiotics, axit hữu cơ có tác dụng hỗ trợ vi sinh vật có lợi. Giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột heo. Kiểm soát bệnh lý tiêu chảy ở heo sau cai sữa. Các sản phẩm prebiotics chứa beta glucan, MOS… có thể kích thích tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, nâng cao sức đề kháng chung, góp phần kiểm soát không chỉ bệnh lý tiêu chảy, mà cả bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa.
Một số cách khác
Cách cấp bù nước hiệu quả nhất là truyền dịch: Tốt nhất là tiêm vào xoang bụng cho heo con hai loại dịch truyền: buổi sáng tiêm Lactate Ringer, chiều tiêm BIO-GLUCOSE 5%. Liều lượng từ 10-20ml/con/lần để chống mất nước và bổ sung năng lượng cho heo.
Với heo con theo mẹ cho uống thuốc cầm tiêu chảy như BIO-ANTISCOURS hoặc BIO-NEW DIARRHEA STOP. Hoặc sử dụng một trong các loại kháng sinh tiêm như BIO-COLISTIN INJ, BIO-D.O.C ® hoặc BIO-FLORSONE ®. Qua đó để chống phụ nhiễm do E.coli hoặc Salmonella.
Sát trùng chuồng trại với thuốc BIO-GUARD hai ngày một lần. Nhất là khi đang có dịch bệnh xảy ra để ngăn chặn sự lây lan. Đây là loại thuốc sát trùng thế hệ mới. Rất an toàn và hiệu quả. Thời gian tác động của thuốc nhanh và kéo dài. Diệt được tất cả các mầm bệnh gồm vi trùng, virus, nấm, bào tử do được phối hợp với 3 thành phần gồm Formaldehyde, Glutaraldehyde và Benzalkonium chloride.