Đen mang là hiện tượng mang của tôm nuôi từ màu trắng bình thường sang màu đen, hoặc nâu do các tác nhân sinh hóa. Đen mang làm mất khả năng trao đổi oxy, điều hòa áp suất thẩm thấu, bài tiết chất độc nên tôm bị suy yếu, nghiêm trọng hơn có thể gây chết hàng loạt. Phòng trị hiệu quả bệnh đen mang trên tôm giúp tôm nhanh khỏi bệnh đen mang, cải tạo môi trường ao nuôi không để bệnh xuất hiện trở lại. Những con tôm có sức khỏe, sức đề kháng tốt mang lại sản lượng cao và trúng giá.
Mục Lục
Nguyên nhân của bệnh
Bệnh đen mang trên tôm được xác định do một số yếu tố gây ra:
- Khi nuôi tôm với mật độ cao hàm lượng thức ăn dư thừa, xác tảo, chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi tích tụ đáy ao. Điều này làm cho đáy ao dơ, các chất này sẽ bám vào mang tôm và tạo thành hiện tượng đen mang. (Đôi khi mang tôm bị vàng chứ không đen, nâu).
- Trong ao tồn tại một số chất kích thích hóa học NH3, NO2. Nếu hàm lượng trong ao cao sẽ làm mang tôm rám đen, tổn thương. Hoặc nếu nồng độ quá cao có thể gây đen mang nghiêm trọng và gây tỷ lệ chết cao.
- Tôm nuôi trong môi trường thiếu tảo, thiếu Vitamin C cũng có hiện tượng bị đen mang và các đốm đen trên khắp cơ thể.
Dấu hiệu bệnh lý
- Tại ao: đáy ao yếm khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt, bệnh đen mang thường xuất hiện trong ao nuôi mật độ cao (trên 60 con/m2). Do sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy.
- Màu đen trên mang là do lắng đọng sắc tố đen melanin tại vị trí mang bị tổn thương do nấm hoặc vi khuẩn. Trước khi chuyển đen, mang chuyển màu từ hơi đỏ tới nâu sáng và cuối cùng là đen.
- Các vết thương bị melanize hóa trên mang lan rộng. Có thể kèm theo hoại tử chóp râu, roi, cuống mắt, telson, phụ bộ trong trường hợp bị nhiễm nấm.
Phương pháp điều trị bệnh đen mang ở tôm
- Khi phát hiện tôm bị đen mang cần phải giảm ngay lượng thức ăn dư thừa trong ao. Nếu có điều kiện thuận lợi thì nên thay nước ao. Lưu ý cần có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.
- Tiếp theo bà con có thể sử dụng sản phẩm đặc trị đen mang trên tôm Action100. Hòa dung dịch với nước sạch, tạt đều ao vào lúc 8-10 giờ sáng (Nên sử dụng vào lúc trời nắng). Mở quạt nước mạnh giúp sạch mang tôm nhanh chóng.
- Sau 2 ngày điều trị bằng Action100, bà con sử dụng vi sinh xử lý đáy ao. Mục đích để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ đáy ao và làm sạch nước ao nuôi. Từ đó giúp ngăn bệnh tái phát cho tôm.
- Nếu phát hiện có khí độc NH3, NO2 thì có thể sử dụng Aqua- Yuca (nước) để hấp thụ khí độc, làm sạch môi trường nước.
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đen mang
Bệnh đóng rong thường xuất hiện trong giai đoạn tôm lớn từ 2 tháng trở lên. Để phòng bệnh đen mang cho tôm hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu tố:
- Quản lý khẩu phần ăn của tôm sao cho không quá dư thừa, nên trộn thêm Vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm giúp tôm đề kháng tốt.
- Thường xuyên theo dõi mật độ tảo, màu nước trong ao nuôi tôm để kịp thời xử lý. Đảm bảo màu nước, độ pH trong ao ở mức ổn định.
- Nên chọn con giống chất lượng cao, kết hợp áp dụng nuôi tôm theo công nghệ sinh học để đảm bảo tôm khỏe mang lại vụ mùa thắng lợi.
Một số kiến thức phòng và trị bệnh đen mang trên tôm gửi đến quý bà con. Chúc quý bà con “Được mùa, Được giá”.