Sử dụng hom mía để trồng và nhân giống vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Trồng cây mía có thể trồng trên nhiều nền đất khác nhau. Trước khi trồng hom mía nên sử dụng phân chuồng làm phân lót giúp đất tươi xốp. Từ đó tạo điều kiện cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng chúng tôi tham khảo cách trồng mía bằng ngọn đơn giản mà hiệu quả. Sử dụng ngọn mía để trồng giúp cây con mọc nhanh hơn và phát triển tốt hơn. Từ đó rút ngắn thời gian trồng và chăm sóc cây mía.
Mục Lục
Đôi điều về cây mía
Mía là cây trồng dễ sống, dễ chăm sóc nên được trồng ở nhiều nơi. Ngoài trồng công nghiệp để cung cấp cho các nhà sản xuất đường, mía còn được trồng như một loại cây quen trong vườn hay sân nhà để phục vụ cho các thành viên trong gia đình. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bà con cách trồng mía bằng ngọn đơn giản và có thể thực hiện tại nhà.
Mía là cây trồng nhân bằng hom (nhân vô tính). Hom mía trồng xuống đất các cây mía con sẽ mọc lên từ những mắt mầm và phát triển. Do đó, nhân giống mía bằng hom ngọn (các dóng mía non ớ phần trên) hay hom thân (các dóng mía bánh tẻ ở phần dưới kế tiếp) nếu mắt mầm còn non, tốt đều mọc như nhau.
Chọn hom mía làm giống
Trước đây, khi sản xuất với quy mô nhỏ, bà con nông dân thường sử dụng phần ngọn mía để làm hom giống trồng. Cách này giúp bà con tận dụng được phần ngọn chứa ít đường để làm hom giống (trong thực tế những mắt mầm ở phần ngọn thường mọc nhanh hơn các mắt mầm ở phần thân phía dưới) còn phần thân phía dưới chứa nhiều đường sử dụng làm nguyên liệu.
Song cách làm này hệ số nhân rất thấp, thường thu hoạch một diện tích chỉ trồng được một diện tích mới (hệ số nhân bằng một). Nên khi muống trồng tăng diện tích hom giống sẽ bị thiếu. Vì vậy để có đủ hom giống cho việc mở rộng diện tích trồng người ta phải lấy thêm phần thân phía dưới gọi là hom hai hoặc hom ba cho đủ.
Hiện nay sản xuất mía ngày càng được mở rộng, diện tích trồng mía mỗi năm là rất lớn, để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hom giống trồng theo kế hoạch người ta thực hiện việc làm ruộng giống riêng để cung cấp hom giống cho sản xuất.
Yêu cầu tuổi hom
Hom giống phải lấy từ các ruộng đảm bảo các yếu tố sau:
+ Tuổi mía tốt nhất: 6-8 tháng tuổi.
+ Loại mía : Mía tơ hoặc mía gốc 1 là tốt nhất
+ Độ thuần : trên 98%
+ Độ khỏe: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp, căn cỗi, dưới 10% cây bị chồi nách. Dưới 10% cây đỗ ngã. Chỉ lấy giống ở những ruộng không bị bệnh than, thối đỏ. Không có triệu trứng các bệnh virus, vi khuẩn và nấm bệnh…
Mắt trên hom mía
Hom mía giống phải đạt các yêu cầu sau:
+ Có từ 2-3 mắt mầm
+ Không nhiễm sâu bệnh
Trong trường hợp nắng hạn hom mía nên lấy từ giữa thân lên ngọn và khi trồng cần xử lý hom. Bằng cách ngâm qua nước vôi hoặc ngâm vào nước lã. Nếu không có điều kiện ngâm thì có thể phun nước trước khi trồng 24h để hom mía phát triển tốt nhất.
Chiều dài hom mía
Chiều dài hom giống: Trong điều kiện trời ấm, đất đủ ẩm thì chiều dài hom tốt nhất là 2 mắt. Hom 2 mắt, tỷ lệ nẩy mầm cao. Độ đồng đều của mầm tốt. Thời gian nẩy mầm tập trung, không bị cong hom. Song hom 2 mắt thì sức chịu hạn và kháng nấm xâm nhập từ 2 đầu vết chặt chủ yếu. Do đó, nếu trồng mía trong các tháng thời tiết bấp bênh. Dễ bị hạn hoặc rét thì nên dùng hom 3 mắt để độ an toàn cao hơn. Tuy tỷ lệ nẩy mầm có thể giảm chút ít. Trong trường hợp cá biệt bắt buộc phải trồng vào lúc khô rét kéo dài thì có thể dùng đến hom 4 mắt.
Tạm kết
Trong quy trình trồng mía, khâu chọn giống mía rất quan trọng, bên cạnh đó, làm đất, bón phân cũng không thể sơ sài. Đặc biệt, đối với những hộ trồng mía công nghiệp. Công đoạn thu hoạch trước đây tốn rất nhiều công sức, vác mía chất lên xe cực kỳ nặng nhọc và nguy hiểm. Tuy nhiên, với giá máy bốc mía như hiện nay thì rất nhiều nơi đã đầu tư để giảm đi vất vả. Cũng như chi phí nhân công vận chuyển mía. Đây là sự khởi sắc trong công cuộc cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.