• Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thị trường tiêu dùng
  • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Thuỷ sản Phương pháp nuôi thuỷ sản

Nuôi trồng thủy sản trong thời tiết cực đoan cần phải biết những điều này

by Nguyễn Trọng
31 Tháng Mười, 2021
in Phương pháp nuôi thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Nuôi trồng thủy sản trong thời tiết nắng nóng
Nuôi trồng thủy sản trong thời tiết nắng nóng

Nuôi trồng thủy sản trong thời tiết nắng nóng

Thời tiết là yếu tố hàng đầu mà mọi hộ dân chăn nuôi thủy sản đều phải quan tâm. Bởi có rất nhiều sự thay đổi về thời tiết sẽ khiến sức khỏe của các loại thủy sản bị yếu đi khá đáng kể. Thời tiết nóng bức có thể khiến các vật nuôi bị sốc nhiệt, mất cân bằng giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường. Trái ngược với đó là thời tiết lạnh vào mùa đông, sẽ khiến các quá trình trao đổi chất giữa các loại thủy sản giảm mạnh và rất dễ mắc bệnh ở thời tiết này. Vậy nên các hộ dân khi nuôi thả các loại thủy sản cần đặc biệt chú  ý đến điều kiện thời tiết bởi đây là một trong những tác nhân quan trọng đến sức khỏe của các loại thủy sản.

Mục Lục

  • Ảnh hưởng của thời tiết đối với thủy sản
  • Ảnh hưởng của nắng nóng
  • Biện pháp trước khi có mưa bão
  • Biện pháp sau khi có mưa bão

Ảnh hưởng của thời tiết đối với thủy sản

Mỗi loài thủy sản chỉ thích ứng trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm, nhiệt độ nước ta có khả năng tăng khoảng 0,3 – 0,50C. Thậm chí nhiệt độ có thể tăng thêm 30C vào cuối năm 2100. Tuy nhiên, nhiệt độ không phải tăng đều và tính cực đoan ngày càng mạnh thêm. Nhưng, tại những thời điểm, do ảnh hưởng của El Nino và La Nina, nhiệt độ có thể quá nóng hoặc quá lạnh (như đợt rét kỷ lục vừa qua ở miền Bắc, dẫn đến hàng nghìn ha cá nuôi ở miền Bắc bị chết rét…).

Thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đối với nuôi trồng thủy sản
Thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đối với nuôi trồng thủy sản

Nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong ao. Đặc biệt là chất lượng nước, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi sinh trưởng và phát triển. Ví dụ cá rô phi từ 20 – 32oC, thích hợp nhất là 25 – 32oC. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8 – 42oC. Cá chết rét ở 5,5oC và bắt đầu chết nóng ở 42oC. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường. Gây thiệt hại rất lớn đến nuôi thủy sản.

Ảnh hưởng của nắng nóng

  • Chủ động các biện pháp làm giảm tác động của nắng nóng.
  • Giữ mức nước ao từ 1,5 – 2 m. Thường xuyên quạt nước để tránh phân tầng nhiệt độ nước,. Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan phù hợp với sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi. Nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
  • Thường xuyên giám sát môi trường, quan sát hoạt động của thủy sản nuôi. Khi có dấu hiệu bất thường, có ngay các biện pháp như bổ sung nước, tăng cường oxy cho ao nuôi.
  • Có chế độ cho ăn phù hợp. Bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn khi nhiệt độ nước tăng cao (>35 độ C).

Biện pháp trước khi có mưa bão

  • Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thủy sản thương phẩm.
  • Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao.
  • Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng. Vệ sinh lồng bè thông thoáng. Khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định (đối với nuôi ven biển).
  • Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài.
  • Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra.
  • Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão. Sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.

Biện pháp sau khi có mưa bão

  • Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao. Tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.
Giăng lưới quanh ao - hồ để tránh cá thoát ra ngoài do lụt
Giăng lưới quanh ao – hồ để tránh cá thoát ra ngoài do lụt
  • Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi. Đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết).
  • Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm).
  • Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước.
  • Người nuôi cần chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai, cảnh báo môi trường vùng nuôi của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III và cơ quan quản lý địa phương… để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tags: ao nuôi cánhiệt độ nuôi cánuôi trồng thủy sảnứng phó thời tiết cực đoan
Previous Post

Phương pháp ương giống cá đối mục đạt năng suất cao

Next Post

Hướng dẫn chọn hom mía để trồng giúp tăng năng suất

Next Post
hom mía

Hướng dẫn chọn hom mía để trồng giúp tăng năng suất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Rapper Blacka

    Ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch Rap Việt mùa 2 lộ diện

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu cày kéo hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Adele và sự trở lại đầy ngoạn mục với ca khúc “Easy on me”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt ở cá lóc bông

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Quách Phẩm Siêu và Mã Trạch Hàm kết hôn sau 2 năm yêu nhau

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp trồng cây xoài tượng năng suất cao mà bà con nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Han So Hee- Những vất vả phải đánh đổi khi quay bộ phim “My name”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Running Man Việt Nam: Ấn tượng ở thử thách rượt đuổi trên sân bùn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Unilever Việt Nam thắng hạng mục ‘Bình đẳng giới tại thị trường’ của WEPs

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa đến cá giống của các chuyên gia

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao

© Copyright by fougajet.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by fougajet.com