Cá trắm cỏ là một loài cá có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Loài cá này có thịt thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Cá trắm cỏ khá dễ nuôi mà lại không phải đầu tư quá nhiều chi phí. Cá trắm cỏ là một trong những loại cá nước ngọt tạo ra giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Loài cá này cực kì phổ biến ở những khu vực thuộc đồng bằng phía Bắc. Để có thể nuôi cá trắm cỏ đạt hiệu quả cao thì các bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản và đặc tính về loại cá này. Bài viết dưới đây nói về dấu hiệu và cách điều trị bệnh xuất hiện thường xảy ra ở cá trắm cỏ.
Mục Lục
Thời điểm bệnh thường hay xảy ra
Mùa vụ gây bệnh: Mùa vụ xuất hiện loại bệnh xuất huyết do virus thường vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5 dương lịch) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch) khi nhiệt độ nước 25-30oC.
Phân bố: Bệnh này xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay và loại virus gây bệnh này chỉ gây bệnh trên cá trắm cỏ và cá trắm đen, các loài khác chưa gặp.
Dấu hiệu của cá bị bệnh
![Mùa vụ xuất hiện loại bệnh xuất huyết do virus thường vào cuối xuân đầu hè](https://fougajet.com/wp-content/uploads/2021/10/1200px-Ctenopharyngodon_idella_01_Pengo.jpg)
– Dấu hiệu ngoài: Cá có màu tối sẫm, nổi lờ đờ trên mặt nước. Cá bệnh nặng thì mắt bị lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang và vây xuất huyết. Cá giống thường xuất hiện sớm nhất là vây chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen, bên lưng có thể xuất hiện 2 giải màu sọc trắng. Cá bệnh nặng ngoài thân tối đen và xuất huyết hơi đỏ.
Xoang miệng, nắp mang, xung quang mắt đỏ, gốc vây và phần bụng đều biểu hiện xuất huyết. Mắt lồi, tơ mang màu đỏ tím hoặc trắng nhợt do mất máu, hậu môn viêm đỏ. Cá trên 2 tuổi có dấu hiệu không rõ. Bệnh này thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm co ruột bị hoại tử và sinh hơi.
– Dấu hiệu trong: tróc vẩy, lớp cơ dưới da có màu đỏ tím. Trong các cơ quan nội tạng thấy ruột bị xuất huyết cục bộ hoặc toàn bộ màu đỏ thẫm. Trong ruột không có thức ăn, gan xuất huyết có đốm trắng, xoang bụng có hiện tượng xuất huyết.
Bệnh tồn tại dưới 2 dạng: Bệnh xảy ra ở dạng cấp tính: chỉ 3-5 ngày, tỷ lệ chết 60-100%, bệnh xẩy ra chủ yếu ở cá giống lớn 4-25cm(0,3-0,4kg/con) và nghiêm trọng nhất khi nuôi với mật độ dày.
Cách phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh: Bệnh này không có thuốc để trị chỉ có thể dùng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trước tiên cần phải cải tạo ao trước khi nuôi cá. Thường xuyên cải thiện môi trường trong quá trình nuôi bằng vôi 2 lần/tháng. Mỗi lần vãi với liều lượng 2kg vôi/100m3 nước.
Bạn cần phải thường xuyên dọn vệ sinh khu vực hồ nuôi cá. Nạo vét bùn nếu lượng bùn này vượt quá mức cho phép. Thường xuyên theo dõi và quản lý bờ ao, khu vực cống thoát nước và kiểm tra mực nước của ao cá vào mỗi buổi sáng.
Vào mùa xuất hiện bệnh nên cho cá ăn thuốc Tiên Đắc hoặc thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục với liều lượng: cá giống 400gam thuốc/100kg cá/ngày, cá thịt với lượng 200gam thuốc/100kg cá/ngày. Hoặc cho ăn Vitamin C với liều lượng 30gam/100kg cá/ngày. Cho ăn phòng bệnh liên tục trong mùa phát bệnh.