Rệp sáp là một loại ký sinh trên cây hồ tiêu và các loại cây ăn quả có múi. Chúng ta thường thấy rệp sáp bám vào trên thân cây, lá. Tuy nhiên, rệp sáp còn bám vào cả rễ của cây. Khi rễ bị rệp sáp bám vào, rễ cây sẽ dần bị hư thối, làm cho cây suy kiệt và chết đi. Cây cam cũng nằm trong số những cây hay bị rệp sáp ký sinh. Vì thế, người trồng cam cần chăm sóc kỹ để phòng ngừa rệp sáp bám vào rễ cây cam của mình. Hãy tham khảo bài viết mà fougajet chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về cách nhận biết rễ cam bị rệp sáp bám vào và cách phòng trừ rệp sáp phù hợp nhất nhé!
Mục Lục
Rệp sáp là gì?
Rệp sáp là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái có múi cũng như các loại cây công nghiệp khác gây thiệt hại cho nông nghiệp. Tên thông thường của nó là Citrus mealybug (rệp sáp cam quýt, tiêu biểu trên cây bưởi). Nó được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau. Chúng hiện diện khắp các nước trồng cà phê, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Rệp sáp là loài côn trùng có vảy hút nhựa cây ra khỏi lá và thân cây, dẫn đến sự phát triển của lá còi cọc hoặc biến dạng, vàng lá và rụng lá. Những con bọ nhỏ màu trắng này trên cây thường được tìm thấy nhiều nhất trên sự phát triển mới, dọc theo gân lá và ở khớp lá, nhưng chúng có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trên cây.
Rệp sáp hại rễ ở cam có hình bầu dục, không có cánh, dài từ 2,5 đến 5mm, ngang từ 2 đến 3mm, màu hồng thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân rệp sáp có các tia sáp trắng dài, là đặc điểm để nhận dạng rệp sáp cái trưởng thành. Đối với rệp đực trưởng thành thì có thân dài 1mm, màu xám nhạt, có đôi cánh mỏng. Rệp sáp đẻ 1 lần tầm 200 đến 250 trứng, phát triển và sinh sản nhiều nhất là vào mùa nắng. Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi. Do vòng đời dài và khả năng sinh sản cao nên tác hại của rệp sáp hại rễ trên cây cam là không lường.
Dấu hiệu nhận biết rễ cam bị rệp sáp bám vào
Rệp sáp hại cam di chuyển rất chậm. Thông thường, chúng phải nhờ một số loài kiến ( kiến hôi, kiến cao cẳng…) tha đi. Những con kiến này không chỉ tha rệp đến các bộ phận phía trên mặt đất của cây. Mà còn tha chúng xuống cả bộ rễ của cây để gây hại. Rệp tập trung phá hại chủ yếu ở những rễ gần gốc và những rễ gần mặt đất. Khi cây có những dấu hiệu sau thì bà con nên ngay lập tức điều trị và tiêu diệt rệp sáp hại rễ nhanh nhất có thể để tránh sự lây lan mạnh:
- Dấu hiệu đầu tiên là cây bị vàng lá, rụng nhiều
- Nếu mật độ rệp sáp gây hại cao, có thể làm cho bộ rễ của cây bị hư thối, tuột ra. Không còn khả năng hút dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây. Làm cho cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết hàng loạt.
Ngoài ra, rệp hại cây cam còn làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Làm cho bên ngoài của rễ có màu đen, khó điều trị.
Giải pháp phòng ngừa rệp sáp bám vào rễ cam
- Cần phải duy trì độ ẩm cho cây và phòng trừ các loại kiến xung quanh gốc cây
- Thăm vườn cam thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý
- Vệ sinh vườn, tránh tạo nơi ẩn trú của rệp
- Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm sinh học trừ sâu BT
Nếu thấy cây sinh trưởng kém, còi cọc, vàng héo, đầu lá quăn lại, trái nhỏ lá bị úa đi mà trên cây lại có nhiều kiến lửa, kiến cao cẳng thì cần mòi đất kiểm tra bộ rễ để phát hiện rệp và có biện pháp diệt trừ rệp kịp thời.
Cách diệt rệp sáp mà không hại rễ cam
Bà con cần phải có các biện pháp khắc phục đúng và hiệu quả nhất. Để tránh sự lây lan của rệp sáp hại rễ cam. Bà con có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT theo tỷ lệ: 0.25 lít chế phẩm + 18 lít nước. Phun cho cây cam, tưới gốc. Định kỳ 5-7 ngày/ lần. Rệp sáp sẽ bị tiêu diệt.
- Sử dụng kết hợp cùng chế phẩm sinh học EMINA-P dành cho cây cam. Giúp cây phục hồi lại sức sống sau khi bị rệp sáp xâm hại. Kích thích ra quả và đọt nhiều, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.