Trong số các loại trái cây trên thị trường hiện nay, chôm chôm là một loại trái cây có vị chua ngọt thơm ngon được nhiều người Việt Nam yêu thích. Không những vậy, những quả chôm chôm đủ tiêu chuẩn còn được xuất khẩu sang nước ngoài, mang lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân. Vậy nếu bạn muốn đem giống chôm chôm trồng trong vườn nhà mình thì cần phải chuẩn bị và nên trồng thế nào? Sau đây, hãy cùng fougajet.com tìm hiểu ngay về cách trồng chôm chôm lớn khỏe trong bài viết bên dưới nhé.
Mục Lục
Những điều cần biết về cây chôm chôm
Nguồn gốc của quả chôm chôm
Không chỉ là loại cây được ưa chuộng bởi nhiều người khi đến mùa. Quả chôm chôm với hương vị thơm ngon giàu dinh dưỡng còn được coi là một vị thuốc quý chữa bệnh rất hiệu quả. Cây chôm chôm có nguồn gốc từ Malaysia và indonesia. Nơi đây chôm chôm được coi như một loại quả quý đặc sản của người dân địa phương. Hương vị thơm ngon của chúng đã khiến diện tích trồng của loại quả này ngày càng rộng và có mặt trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Do là giống cây nhiệt đới nên khi về Việt Nam chúng phát triển rất tốt cho ra nhiều quả và chất lượng quả rất ngon.
Đặc điểm của cây chôm chôm
Chôm chôm là loại cây thân gỗ có chiều cao có thể lên đến 10m. Cây có hệ tán lá khá phát triển với phiến lá thuôn và nhọn ở hai đàu. Lá nhỏ mọc cách màu xanh đậm. Hoa của chôm chôm có màu xanh hơi đỏ. Hoa nở thành từng chùm một tỏa mùi hương thơm dịu. Từ khi ra hoa đến khi quả chín sẽ mất khoảng 4 tháng.
Điểm thu hút nhất trên quả chôm chôm là hình dáng quả khá lạ mắt. Chúng trông như những quả cầu đỏ với lông bao phủ. Khi tách lớp vỏ ngoài ra sẽ để lộ phần thịt bên trong màu trắng trong khá bắt mắt. Khi ăn chôm chôm có vị ngọt thanh và bùi.
Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng gì?
Theo như nghiên cứu thì trong một quả chôm chôm có khá nhiều chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm có nước, chất xơ, Canxi, Fe, Vitamin A, các Vitamin nhóm B và C. Ăn thương xuyên chôm chôm sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh vì hàm lượng chất xơ dồi dào. Ngoài ra chôm chôm còn có thể loại bỏ độc tố trong thận, bổ máu và còn giúp giảm cân giữ dáng rất tốt.
Hướng dẫn cách trồng cây chôm chôm mạnh khỏe, ít sâu bệnh
Chôm chôm là giống cây phát triển khá mạnh và ít sâu bệnh. Chính vì thế việc trồng được một cây chôm chôm trong vườn nhà bạn là điều hoàn toàn có thể làm được.
Cây chôm chôm sinh sống trong điều kiện gì?
- Nhiệt độ: 22-30 ĐỘ c
- Lượng mưa: Cây ưa ẩm nên trồng ở nơi có lượng mưa nhiều hoặc cần tưới nước đầy đủ.
- Ánh sáng, ẩm độ, gió: Chôm chôm ưa nắng nhưng không nên trồng nơi có nhiều gió.
- Loại đất trồng: Chôm chôm phát triển tốt nhất ở nơi đất cao bằng phẳng không bị nhiễm mặn. Đất tơi xốp có chế độ thoát nước tốt.
- Thời vụ trồng : Chôm chôm thường được trồng ở nước ta vào mùa cuối mùa xuân đầu mùa hè. Khi lượng mưa cao và trời ấm lên.
Lựa chọn giống chôm chôm
Hiện nay chôm chôm được trồng và nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép cây. Cây con chiết sẽ mang đầy đủ tính trạng tốt của cây mẹ nên sẽ phát triển khỏe mạnh và nhanh ra quả hơn. Cây con giống được chọn sẽ phải là những cây khỏe mạnh sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh hại.
Xử lý đất và trồng cây chôm chôm con
Bạn tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây con giống. Bằng việc phát quang bụi rậm, nhổ sạch cỏ dại và đào hố với kích thước tối thiểu 50x50x50cm cho mỗi cây. Bón lót cho mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục khỏng 20 kg, phân Lân 0,5 kg và 1kg vôi bột khử trùng đất cho sạch trước khi đem cây giống trồng.
Khi trồng bạn tiến hành đặt bầu đất cây con giống vào đúng giữa phần hố đã đào. Nhẹ nhàng chỉnh cho cây con hướng đứng thẳng và lấp đất lại. Bạn tiến hành dùng tay nèn chặt phần đất quanh rễ cho chắc. Sau đó tiến hành tưới nước ngay cho cây để giúp cây mau chóng bén rễ phát triển xanh tốt. Chú ý: Vì cây mới trồng nên còn non yếu đòi hỏi bạn cần phải cắm thêm cọc để giữ cho cây không bị ngã đổ bởi gió mưa.
Thường xuyên chăm bón, tưới nước cho cây
Do là giống cây nhiệt đới nên việc trồng và chăm sóc chôm chôm đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ nước. Trong mùa khô lượng nước tưới phải tăng lên. Tuy nhiên vào mùa mưa cần chú ý chống ngập úng cho rễ. Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khỏe mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 60 – 70cm.
Trong năm đầu sau khi trồng chưa cần cắt tỉa quá nhiều. Việc cần làm chỉ là cắt tỉa cho cây định hình dáng khỏe mạnh đầy đặn theo ý bạn. Khi cây có chiều cao khoảng 70cm bạn tiến hành cắt phần ngọn để tạo cành cấp 1. Sau khi cắt từ phần gốc và thân sẽ mọc ra các cành cấp 1. Chọn khoảng 4-5 cành cấp 1 khỏe mạnh nhất để giữ lại nuôi còn lại cắt tỉa hết. Cứ như thế bạn sẽ tạo dần đến cành cấp 2 cấp 3 như ý muốn.
Bón phân cho cây phát triển khỏe mạnh
Chôm chôm muốn ra nhiều quả và quả to đẹp thì việc bón thêm phân bón là điều nên làm. Tùy vào từng tuổi cây và tình trạng sức khỏe mà ta tiến hành bón thêm phân bón cho phù hợp:
- Năm đầu: Sau khi trồng 1.5 tháng trở đi mỗi tháng bạn tiến hành bón cho mỗi gốc khoảng 100g phân NPK (15:15:15).
- Sang năm thứ 2 bạn tiến hành bón thêm cho cây 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Bón vào 2 lần trong năm.
- Những năm sau lượng phân bón tăng thêm khoảng 10% mỗi năm.
Chăm sóc giúp cây ra hoa
Việc chăm sóc đúng cách là yêu cầu quan trọng giúp cây ra hoa tốt, đậu quả cao. Để làm được điều đó có những kỹ thuật riêng cần tuân thủ. Trước tiên việc tỉa bỏ các phát hoa đã cho trái ở mùa trước là việc cần chú ý thực hiện. Ngoài ra, các cành khô, chồi vượt cũng cần được loại bỏ. Có kết hợp với bón phân hữu cơ, phân hóa học sẽ giúp cây phục hồi nhanh hơn.
Chăm sóc ở giai đoạn đợt đọt thứ hai đã già
Ở giai đoạn đợt đọt thứ hai đã già hoàn toàn thì lúc này xiết nước làm bông, xiết nước cho tới khi lá đã hơi héo và chú ý quan sát mầm đỉnh co lại như đầu que diêm thì bắt đầu tưới giữ nước. Yêu cầu lượng nước cần bằng 2/3 so với lượng thông thường, để khoảng 4 – 6 ngày giúp chúng ta có thể theo dõi được mầm đỉnh.
Chăm sóc khi mầm đỉnh đã xòe ra
Sau khi mầm đỉnh đã xòe ra theo dạng đường thắng, có cánh lá ngắn thì tưới sẽ giúp hoa chôm chôm phát ra. Nếu mầm đỉnh xòe là to và tươi tốt thì tưới sẽ cho ra lá non. Ở trường hợp này cần dừng tưới và theo dõi từ 7 – 10 ngày cho tới khi thấy hoa lộ rõ mới tiếp tục tưới. Đặc biệt, nếu đã ra lá non chỉ cần dừng khoảng 10 – 15 ngày thì lá non rụng thì tưới sẽ cho ra hoa.
Chăm sóc thời điểm mà hoa đã rõ
Ở thời điểm mà hoa đã rõ cần tiến hành tưới nước liên tục, đều đặn. Để cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cây. Chúng ta có thể sử dụng rơm rạ ủ. Để giảm độ ẩm trên mặt bồn song đem tới khả năng giữ ẩm cho cây tốt nhất.
Bên cạnh đó, để chăm sóc cho cây ra hoa hiệu quả thì chú ý tới bón phân cũng là điều cần được quan tâm. Bón phân qua đường gốc với Basfoliar hoặc canxi-nitrat giúp bổ sung đạm, canxi cũng như vi lượng được thực hiện tốt. Tiến hành phun 2 – 3 lần. Trong đó mỗi lần yêu cầu cách nhau khoảng 15 ngày là thích hợp.
Chôm chôm đến vụ thu hoạch
Với mỗi chủng loại chôm chôm sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau một chút. Tuy nhiên thông thường sau khi trồng đến năm thứ 3 thì chôm chôm đã bắt đầu cho thu hoạch quả. Khi chôm chôm có màu đỏ và quả to đẹp bạn có thể thu hái dần cho đến hết vụ. Bảo quản chôm chôm ở nơi thoáng mát sẽ giúp chôm chôm tươi lâu hơn