Kể từ tháng 8 năm nay, do sự gia tăng tỷ lệ nhiễm Covid-19 mới ở Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất đã bị ảnh hưởng khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam bắt đầu giảm mạnh. Trong tháng 9, xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường chính tiếp tục giảm, nhưng tốc độ giảm đã thu hẹp. Việc thu hẹp khoảng cách từ giữa tháng 9 đã giúp các công ty dần sản xuất trở lại sau dịch. Tuy nhiên, các công ty vẫn phải gồng mình nhiều nỗi lo về nguồn lao động, chi phí, đảm bảo công tác phòng chống dịch để sản xuất ra các sản phẩm an toàn xuất khẩu. Vậy đà giảm trong xuất khẩu tôm thể hiện như thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Đà giảm xuất khẩu tôm trong tháng 9 đã thu hẹp lại
Sau đợt giảm mạnh vào tháng 8, xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường chính vẫn tiếp tục giảm tuy nhiên đà giảm đã thấp hơn. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) dẫn số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho biết, tháng 9/2021, xuất khẩu mặt hàng này Việt Nam giảm 20% đạt 308,5 triệu USD. Tốc độ giảm đã thấp hơn so với tháng 8/2021.
Tính đến hết tháng 9/2021, xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,76 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ trong đó tôm chân trắng tăng 10% đạt 2,13 tỷ USD, trong khi tôm sú giảm 1,7% đạt 422,5 triệu USD. Trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, tôm chân trắng chiếm 77,2%, tôm sú chiếm 15,3%, còn lại tôm biển với 7,5%.
Trong số các sản phẩm tôm chân trắng và tôm sú xuất khẩu tính tới tháng 9 năm nay, duy nhất giá trị xuất khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03) tăng 20%, các sản phẩm còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu các sản phẩm tôm chân trắng có giá cả vừa phải tăng cao trong mùa dịch bệnh Covid-19.
Sản lượng đến các thị trường tôm của Việt Nam
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 9/2021 phục hồi nhẹ. Tăng 8% đạt 97,6 triệu USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt trên 775 triệu USD. Tăng 22% so với cùng kỳ. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn cao. Nhất là khi thị trường này đang mở cửa trở lại hậu Covid và các dịp lễ cuối năm đang tới gần.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong tháng 9/2021 giảm 15% đạt 48,8 triệu USD. Dù vẫn giảm tuy nhiên tốc độ giảm đã thấp hơn so với tháng 8. 9 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường này đạt gần 408 triệu USD. Tăng 10% so với cùng kỳ. Ba thị trường nhập khẩu chính trong khối là Đức, Hà Lan và Bỉ. Tính tới tháng 9 năm nay, xuất khẩu sang Đức và Bỉ tăng lần lượt 22% và 2%. Xuất khẩu sang Hà Lan giảm 1%.
Theo VASEP, việc nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9. Đã giúp doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất sau dịch bệnh. Sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này nửa cuối tháng 9/2021 đã có dấu hiệu tích cực hơn. Nhất là tại một số tỉnh trọng điểm về tôm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Nhờ tỉnh chỉ đạo kiểm soát dịch bệnh tốt, doanh nghiệp vừa nỗ lực chống dịch vừa cố gắng duy trì sản xuất.
Hồi phục sản xuất sau đại dịch
Từ tháng 10/2021, dòng người lao động từ Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ tự phát đi về quê hương ở các tỉnh ĐBSCL. Khiến cho các khu cách li bị quá tải. Số ca F0 tăng mới tăng thêm áp lực cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm tại đây. Tuy nhiên, cho tới nay, sau nỗ lực của cả chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Sóc Trăng và các tỉnh miền Tây đã phần nào được kiểm soát. Trước tình hình này, VASEP cho rằng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng này cần phải nỗ lực, cảnh giác cao độ để duy trì sản xuất. Đáp ứng các đơn hàng cho khách vào dịp lễ cuối năm.
Giữa bộn bề các giải pháp ứng phó dịch bệnh diễn ra tại các nước nhập khẩu tôm Việt Nam. Cũng như tình hình dịch COVID-19 trong nước đang diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tìm cách chủ động đón thời cơ phát triển trước đà tăng trưởng hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng này. Việt Nam đã tăng cường tìm nguồn nguyên liệu cung ứng cho hoạt động sản xuất, chế biến.