Trong giai đoạn dịch bệnh này, rau xanh là thứ không thể thiếu trong nhu cầu sử dụng thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Nó vừa là thực phẩm nhiều vitamin lại giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn. Tuy nhiên, vào thời gian giao mùa này, cộng thêm điều kiện thời tiết trong thời gian này không tốt, dẫn đến mưa nhiều ở miền Bắc nên làm cho các loại rau khó sống, hay bị dập nát. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm rau xanh, dó đó làm cho rau là thực phẩm tăng giá nhanh và đắt hơn bình thường tới 2-3 lần.
Mục Lục
Rau xanh tăng giá, nhu cầu tiêu dùng cũng phải giảm bớt
Chưa kịp mừng vì giá thịt lợn hạ nhiệt. Thì các bà nội trợ lại “đau đầu” khi giá rau xanh tăng “phi mã” tại các chợ dân sinh. Chợ truyền thống suốt hơn 1 tuần nay. Dự báo, giá rau vẫn chưa giảm trong những ngày tới.
Cầm bó rau cải xanh trên tay, chị Đoàn Thanh Loan, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đắn đo, nâng lên lại đặt xuống vì giá rau quá đắt. Với thói quen ăn nhiều rau xanh hàng ngày. Nhưng 1 tuần nay, chị chỉ mua rất ít rau xanh. Thay vào đó là mua các loại củ, quả để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà.
“Bình thường tôi có thể mua 2 – 3 loại rau ăn trong vòng 1 ngày. Nhưng bây giờ tôi phải cân nhắc, chuyển sang ăn củ, quả. Vì giá rau xanh ăn lá tăng 2 – 3 lần, trong khi đó giá thịt lợn lại giảm. Bây giờ đi chợ hàng ngày, với mức tiền ăn thì vẫn như thế. Nhưng phải cân nhắc trong việc mua đồ ăn sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa với số tiền đó”, chị Loan cho biết.
Các hàng cơm bình dân hay các quán lẩu cũng phải giảm lượng rau xanh. Không tăng giá bán để giữ khách hàng. “Bắp cải 25.000 đồng/kg, nhặt bóc lá già đi chẳng còn được bao nhiêu. Mà bắp cải xào rất hao nên bắt buộc phải làm tăng lên các loại củ, quả. Khó khăn thế này nên chẳng thể tăng tiền của khách lên. Chỉ nói khách hàng chịu khó ăn ít đi còn bán tăng giá. Bán đắt sẽ ngại với khách hàng”, một chủ quán ăn bày tỏ.
Giá rau tăng từng ngày ở các khu chợ dân sinh
Hơn 1 tuần nay, giá rau xanh tại các chợ dân sinh ở Hà Nội tăng vọt theo từng ngày. Khảo sát tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm. Hầu như loại rau xanh nào cũng tăng giá, tăng cao nhất là các loại rau ăn lá và rau vụ đông.
Cụ thể, rau muống tăng 2 – 3 lần, từ 7.000 – 8.000 đồng/bó lên giá 12.000 -15.000 đồng/bó. Cải ngọt tăng từ 15.000 – 35.000 đồng đến 40.000 đồng/kg. Rau cải xanh, rau mồng tơi có giá 45.000 – 50.000 đồng/kg. Bắp cải 30.000 – 35.000 đồng/kg…
Đáng chú ý, các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi, mùi tàu, thìa là… Có mức tăng “chóng mặt”, trung bình 70.000 – 80.000 đồng/kg. Đặc biệt giá rau thì là lên tới 180.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt lợn. Các loại củ, quả như khoai tây, cà chua, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, dưa chuột…tăng nhẹ từ 5.000 – 7.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Tốt, tiểu thương chợ Nam Trung Yên cho biết. Giá rau xanh tăng mạnh nên bán chậm hơn các loại củ, quả. Từ đợt mưa rau đắt lên, mỗi ngày lên mấy giá. Có loại cải xanh 3 ngày nay lên 40.000 đồng/kg. “Từ bé tôi chưa bao giờ biết mua 10.000 đồng/mớ ngải cứu về bán 12.000 đồng/mớ. Trong khi trước có 2.500 đồng/mớ, đắt lắm chỉ 4.000 đồng/mớ. Trước người ta mua 1 kg rau bây giờ chỉ mua mấy lạng. Có khi không mua, nâng lên đặt xuống xong bỏ về. Mấy ngày mưa tôi không bán được, rau hỏng bỏ đi lỗ mất mấy triệu đồng”, bà Tốt nói.
Thời tiết giao mùa, mưa nhiều làm rau khó sống
Nguyên nhân giá rau tăng mạnh được các tiểu thương giải thích. Là do ở miền Bắc mưa lớn liên tục trong nhiều ngày, khiến các loại rau ăn lá họ cải và các loại rau thơm bị dập nát, úng thối. Giá tăng từ chợ đầu mối nên giá bán lẻ tại chợ phải tăng theo.
Bên cạnh đó, do hiện nay rau vụ đông chưa thu hoạch rộ. Trong khi đó, rau vụ hè đã hết mùa. Tại thời điểm giao vụ hàng năm, giá rau luôn nhích lên đáng kể và sẽ giảm mạnh sau đó. Dự kiến trong tuần tới, giá rau xanh vẫn ở mức cao và có thể giảm sau 2 tuần nữa. Khi rau vụ đông chính thức cho thu hoạch rộ.
“Nếu thời tiết như hiện nay, tạnh ráo thì cũng phải nửa tháng đến 20 ngày nữa thì giá rau mới giảm. Tầm này còn khó có rau để bán”, bà Lê Thị Thực, tiểu thương chợ Nghĩa Tân cho biết. Như vậy, người dân Hà Nội sẽ phải ăn rau xanh đắt hơn bình thường 2 – 3 lần trong vòng ít nhất 2 tuần tới.
Hà Nội nỗ lực bổ sung nguồn cung nông sản
Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc thời tiết ảnh hưởng đến giá cả nông sản. Gây khan hàng cục bộ thường xuyên xảy ra, đặc biệt với mặt hàng rau củ. Tuy nhiên, nhiều năm Hà Nội vẫn chưa có phương án bổ sung nông sản từ các tỉnh thành nên người tiêu dùng thi thoảng lại bị “ngã ngửa” với giá cả.
Tại chương trình liên kết nông sản Hà Nội với 40 tỉnh thành phố cuối tuần qua, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết tự thân thành phố mới chỉ sản xuất được 30 – 65% nhu cầu nông sản.
Theo bà Lan, tình hình sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản còn rất nhiều khó khăn trong quý IV/2021, do đó, ảnh hưởng nhất định đến việc chuẩn bị phục vụ cho Tết dương lịch và Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, trên hệ thống phân phối của Thủ đô vẫn còn nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, tiêu chí về số lượng, sản lượng, chất lượng cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, số lượng những sản phẩm mang tính vùng miền, sản phẩm OCOP còn rất ít nên việc vận chuyển, tạo đà xuất khẩu vẫn còn bị hạn chế.
Do đó, bà Lan đề nghị: “Các địa phương cần tiếp tục rà soát sản phẩm đặc sản có thế mạnh của vùng miền để gắn kết những tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng với thị trường, phù hợp với nhu cầu thị hiếu, cân đối cung cầu trên thị trường”.