Tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong các nông trại và các khu vực phân phối thực phẩm tại Đông Nam Á. Điều này cũng dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu Nhật găp khó khăn trong việc bảm đảm nguồn cung nhập khẩu thịt gà từ các doanh nghiệp Đông Nam Á. Điều này cũng làm cho các mặt hàng khác trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thiếu thịt gà ở Nhật Bản qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
Đứt gãy chuỗi cũng ứng khiến nhiều mặt hàng khan hiếm
Một số chuỗi cửa hàng, nhà hàng ở Nhật đang ngừng bán hoặc giảm khẩu phần thịt gà do nguồn cung từ Đông Nam Á tắc nghẽn. Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản 7-Eleven, đã ngừng bán gà rán xiên que. Một món ăn nhẹ phổ biến – ở một số khu vực. Trong khi đó, một số nhà hàng hạn chế lượng thịt gà cung cấp cho mỗi khách hàng.
Thịt gà đã trở thành ví dụ rõ ràng nhất về tình trạng thiếu hụt của Nhật Bản, bắt nguồn từ Đông Nam Á. Nơi đại dịch đã làm giảm công suất các nhà máy chế biến gia cầm, tập trung tại Thái Lan. Tuy nhiên, rượu vang, tôm và các mặt hàng khác cũng trở nên khan hiếm hơn hoặc đắt hơn.
Hàng loạt nhà hàng đã thay đổi khẩu phần trong phục vụ thực phẩm
Lưu lượng khách hàng đã tăng lên ở Nhật Bản kể từ khi tình trạng khẩn cấp về Covid-19 được dỡ bỏ. Làm đảo lộn sự cân bằng cung cầu mong manh trong ngành công nghiệp thực phẩm. Khi các thành phố giảm bớt các hạn chế liên quan đến thời gian hoạt động của nhà hàng và bán rượu. Một chuỗi nhà hàng gà xiên que đã thông báo mỗi khách hàng chỉ được phép ăn một xiên da gà. “Chúng tôi cần xem xét việc thay đổi nhà cung cấp”. Người phát ngôn của nhà hàng này cho biết.
Trong khi đó, chuỗi nhà hàng Italy Saizeriya. Đã cắt giảm khẩu phần phục vụ món gà cay phổ biến kể từ ngày 21/9. Giờ đây, thay vì 5 miếng gà, khách hàng chỉ nhận được 4 miếng.
Thiếu lao đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng
Một phần nguyên nhân tắc nghẽn thịt gà ở Thái Lan. Là thiếu lao động nhập cư từ các nước xung quanh. Khiến các nhà máy chế biến không thể nhanh chóng phục hồi công suất. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng vận chuyển do các cảng tắc nghẽn. Và tình trạng thiếu container đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Dự trữ thịt gà nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 8 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Công ty Nông nghiệp và Chăn nuôi có trụ sở tại Tokyo. “Một số sản phẩm đã hết hàng từ tháng 9”, một nguồn tin của Nikkei cho biết.
Nhà bán thực phẩm đông lạnh Nichirei đã vật lộn để tìm công nhân Campuchia cho công ty con ở Thái Lan. Công suất nhà máy giảm. Buộc công ty phải bán hạn chế một dòng gà rán đông lạnh mới vào mùa thu năm nay. Các công ty cùng ngành như Nippon Suisan Kaisha và Ajinomoto Frozen Foods cũng bị ảnh hưởng.
Sự chậm trễ trong khâu vận chuyển
Sự chậm trễ trong vận chuyển đã lan sang các loại thực phẩm khác. Đầu tháng này, KFC ngừng bán khoai tây chiên tại khoảng 20% số nhà hàng ở Nhật, chủ yếu ở Tokyo. Do các lô hàng khoai tây bị đình trệ. Cuối tuần trước, doanh số bán khoai tây chiên mới phục hồi do hàng đã cập cảng.
Nhà phân phối thủy sản Maruha Nichiro thì đối mặt với sự chậm trễ trong nhập khẩu tôm. Từ các nhà máy chế biến tại Việt Nam. Thường mất 22 ngày để sản phẩm đến được Nhật. Nhưng hiện tại, công ty cho biết các lô hàng có thể chậm hơn từ 10 ngày đến hai tuần.
Tập đoàn đồ uống Mercian đã dừng bán 10 loại rượu vang Franzia từ đầu tháng 9. Công ty đặt mục tiêu sớm khôi phục lại doanh số bán hàng. Nhưng “chúng tôi không thấy nguồn cung ổn định trong tương lai gần”, người phát ngôn cho biết.
Thịt bò và hành tây – hai thành phần quan trọng trong bát gyudon gồm thịt bò và cơm,. Mt món ăn nhanh của Nhật – đang tăng giá. Thịt bò dạng miếng ngắn của Mỹ được sử dụng trong bát gyudon. Có giá bán buôn dao động khoảng 1.075 yen (9,47 USD) mỗi kg. Gần gấp đôi so với giá mùa hè năm ngoái. Hành tây bóc vỏ do Trung Quốc trồng được sử dụng trong nhiều nhà hàng. Giá bán buôn là 95 yên mỗi kg, tăng 20% so với một năm trước đó.
Khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai
Nhiều người trong ngành tin rằng gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ kéo dài. Khả năng bùng phát dịch vào mùa đông làm tăng thêm nguy cơ bất ổn. Công ty sở hữu hệ thống nhà hàng Watami cho biết các chuỗi lớn thường có hợp đồng trung và dài hạn với các nhà cung cấp. Họ là những người mua số lượng lớn với nhiều khả năng thương lượng. Nhưng “nếu giá cao hơn kéo dài trong sáu tháng hoặc cả năm, một số tác động sẽ xuất hiện”.
Đại dịch đã tạo động lực cho người Nhật cắt giảm chi tiêu. Giá cao hơn tại các nhà hàng hoặc siêu thị có nguy cơ tăng sức mua sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ. “Người tiêu dùng có thể không mua được những món hàng mà họ muốn”, Koya Miyamae, Nhà kinh tế cấp cao của SMBC Nikko Securities, nhận định.
Vị chuyên gia nói thêm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài sẽ phục hồi trên toàn cầu. Khi ấy, nếu nguồn cung vẫn giảm do thiếu container thì khan hiếm thực phẩm vẫn sẽ tiếp tục.
Nguyên nhân gà rán trở thành món ăn đặc trưng của người Nhật trong dịp Giáng sinh
Có những lý giải khác nhau cho việc gà rán trở thành món đặc trưng tại Nhật Bản dịp Giáng sinh. Theo KFC, Takeshi Okawara, quản lý của cửa hàng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó trở thành CEO của KFC ở nước này, đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh khi hóa trang thành ông già Noel tại một bữa tiệc Giáng sinh và được trẻ em rất yêu thích.
Những năm 1970, 1980, quảng cáo của KFC vào Giáng sinh cho thấy hình ảnh một gia đình đang thưởng thức món gà rán vàng óng trên nền bài hát “My Old Kentucky Home”.
“Bất kỳ ai lớn lên ở Mỹ sẽ biết ngay rằng ‘Ngôi nhà cũ của tôi ở Kentucky’ không phải là một bài hát mừng Giáng sinh”, ông Bestor nói. “Nhưng chiến dịch quảng cáo thực sự đẹp mắt này đã kết nối món gà rán với Giáng sinh cũng như kết nối Giáng sinh với ý tưởng tiêu thụ thực phẩm xa xỉ. Rõ ràng, ý tưởng này đã thành công”.
Quảng cáo như trên đã định hình việc ăn gà rán là một cách để ăn mừng Giáng sinh theo phong cách Mỹ, dù điều đó không hoàn toàn đúng với thực tế.