Tỏi không chỉ được dùng làm gia vị để tạo ra nhiều món ăn ngon như thịt rim tỏi, nghêu xào tỏi, cánh gà chiên mắm tỏi, rau muống xào tỏi,… mà còn được dùng làm vị thuốc như trị cảm cúm, ung nhọt, đầy bụng, giun móc. Tỏi đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và hiện nay vẫn được trồng nhiều khắp mọi nơi, là nguồn thu nhập của nhiều nông hộ. Tuy nhiên, khi trồng tỏi, người nông dân thường gặp phải nỗi lo khi tỏi bị mắc phải bệnh sương mai. Vậy bệnh sương mai là gì? Làm sao để phòng và điều trị bệnh sương mai trên cây tỏi? Hãy theo dõi bài viết mà fougajet chia sẻ sau đây để biết cách phòng và trị bệnh sương mai trên cây tỏi hiệu quả nhất nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về cây tỏi
Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn được lưu giữ đến ngày nay. Tỏi có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Thân, lá tỏi: Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
Củ, tép tỏi: Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất. Hoa tỏi: Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Cán hoa mọc trực tiếp từ củ tỏi, bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa ra vào tháng 5-7, quả tháng 9-10.
Khái niệm về bệnh sương mai
Bệnh sương mai là một bệnh thường gặp trên cây tỏi vào những mùa có nhiều sương sớm. Bệnh này có tên khoa học là Peronospora destructor. Đặc điểm thời tiết xung quanh tiết Sương Giáng, đêm và sáng se lạnh nhiệt độ 20 – 23 độ C, xuất hiện sương mù, hiện tượng sương mù tan dần khi có nắng mặt trời, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao, chênh lệch khoảng 10 độ C, điều kiện thời tiết trên thuận lợi cho một số nấm bệnh phát sinh gây hại cây trồng trong đó có bệnh sương mai (mốc sương) hại cây họ bầu bí.
Tiết sương giáng là điều điện phù hợp cho bệnh phát triển. Đêm và sáng sớm trời se lạnh ở mức 20-23 độ C, trời có nhiều sương mù. Sương mù sẽ tan khi mặt trời lên. Những chu trình như vậy tạo ra sự chênh lệch cao giữa nhiệt độ ngày và đêm (chênh khoảng 10 độ C). Trong điều kiện thời tiết như vậy, bệnh sương mai rất dễ xuất hiện.
Tại sao tỏi bị mắc bệnh sương mai?
Nguyên nhân chính của bệnh sương mai là do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Tên tiếng anh của loại nấm này là Downy mildew. Bệnh thường xuất hiện cục bộ ở một vài ruộng tỏi, sau đó lan sang các ruộng xung quanh, do những ruộng tỏi bệnh sẽ phát tán bào tử nấm lan truyền sang các ruộng khác nhờ gió.
Dấu hiệu nhận biết tỏi bị bệnh sương mai
Bệnh sương mai gây hại chủ yếu là ở trên mặt lá. Bệnh gây ra các đốm bệnh trên lá lúc đầu còn nhỏ đốm bệnh có màu xanh nhạt. Về sau đó đốm bệnh biến dần sang màu vàng rồi chuyển thành màu nâu nhạt. Vào những buổi sáng sớm nhiều sương mù ẩm ướt, ta thấy ở mặt dưới của lá nơi vết bệnh sẽ có lớp tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt. Đó là lớp bào tử của nấm.
Bệnh sương mai thường gây hại trên lá già trước, sau đó dần dần lan xuống củ. Lá cây tỏi già bị bệnh sẽ có màu xanh nhạt. Mặt trên lá bệnh sẽ có lớp bảo tử nấm màu trắng sữa che phủ lên bề mặt vết bệnh. Sau đó vết bệnh chuyển dần sang màu xanh hơi đỏ. Cây tỏi bị nhiễm bệnh nặng làm lá bị gãy gục và chết.
Cần nhớ rằng nhiệt độ và độ ẩm là hai yếú tố quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của bệnh. Điều kiện lý tưởng là thấp hơn 22 độ C và độ ẩm cao, nhiều sương mù. Nhiệt độ cao là yếu tố không thể tác động được. Nhưng không gian lưu trữ bảo quản thoáng khô là điều nhà nông có thể chủ động. Độ ẩm thấp sẽ hạn chế bệnh phát triển.
Làm thế nào để phòng trừ bệnh sương mai cho cây tỏi?
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bị bệnh đem chôn hoặc ủ làm phân bón.
- Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh: Iprovalicarb; Propineb; Trichoderma.
Nấm gây bệnh tồn tại trong thân cây bệnh và qua đông. Sẽ tiếp tục gây hại nếu xác cây bệnh không được xử lý tốt. Cho nên để phòng ngừa bệnh, trước tiên cần lưu ý:
- Cẩn thận tuyển chọn những cây tỏi giống tốt, không nhiễm bệnh để trồng.
- Xử lý vùng nguyên liệu, làm đất thoát nước nhanh khi có mưa.
- Trồng cây tỏi với mật độ vừa phải, hạn chế không nên bón nhiều phân đạm, vì dư đạm là môi trường tốt cho nấm phát triển.
- Thường xuyên thăm ruộng tỏi, chịu khó ngắt bỏ bớt các lá già và lá bị nhiễm bệnh.
- Dùng cót, dùng màng trắng phủ đất, hạn chế để lá tiếp xúc đất tránh nhiễm bệnh từ vùng nguyên liệu.
Bên cạnh những phương pháp xử lý truyền thống, chúng tôi khuyên bạn nên hướng đến việc sử dụng các nguyên liệu như đất, giống được xử lý tốt, chăm sóc trong quá trình nuôi trồng bằng các chế phẩm vi sinh. Điều này sẽ mang lại hiệu quả chăm sóc tốt và chất lượng sản phẩm cao mà không gây hại cho môi trường sống.