• Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thị trường tiêu dùng
  • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phương pháp trồng cây
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
  • Thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao
    • Thông tin giải trí
    • Thông tin thể thao
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Thuỷ sản Phương pháp nuôi thuỷ sản

Tìm hiểu quy trình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè của các chuyên gia

by Nguyễn Trọng
31 Tháng Mười, 2021
in Phương pháp nuôi thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Cá diêu hồng được nuôi trong lồng
Cá diêu hồng được nuôi trong lồng

Cá diêu hồng được nuôi trong lồng

Cá diêu hồng là loại cá có xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập sang nước ta đa đường sông và hiện trại đang là mộ trong những vật nuôi kinh té được lựa chọn nhiều nhất của các hộ dân. Chúng có tốc độ lớn rất nhanh, thức ăn cho cá diêu hồng cũng rất đa dạng chứ không hề gò bó như một số loài thủy sản khác. Hơn nữa thịt cá rất thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều bà nội trợ săn đón cho bữa cơm của gia đình mình. Quy trình nuôi cá diêu hồng cũng không hề khó khi chúng thích nghi rất tốt với môi trường, sức đề kháng tốt và kích thước lớn cũng là nguyên nhân khiến cá diêu hồng là sự lựa chọn hàng đầu của các hộ dân.

Mục Lục

  • Tìm hiểu về cá diêu hồng
  • Tiêu chí đặt lồng bè nuôi cá
  • Cách lắp đặt lồng bè
  • Lưu ý thả giống
  • Chăm sóc và quản lý đàn cá
    • Quan sát đàn cá
    • Khẩu phần ăn cho cá
  • Vệ sinh lồng bè thường xuyên
  • Thời điểm thu hoạch

Tìm hiểu về cá diêu hồng

Cá diêu hồng hay cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ. Đây là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Thuật ngữ diêu hồng hay điêu hồng được xuất phát từ việc dịch từ tiếng Trung Quốc. Ở Việt Nam, người dân bản xứ còn gọi cá diêu hồng là cá rô vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau. Cá diêu hồng được người Trung Quốc phát hiện và phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán cao hơn cá rô phi đen.

Cá diêu hồng hiện nay được nuôi khá phổ biến
Cá diêu hồng hiện nay được nuôi khá phổ biến

Cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, được hình thành qua quá trình chọn lọc nhân tạo nên môi trường sống chủ yếu là nuôi nhốt. Cá thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước. Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè. Thời gian cá đạt 800-900g/con chỉ từ 4 – 4,5 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp.

Tiêu chí đặt lồng bè nuôi cá

Vị trí đặt lồng bè phải nằm trong vùng quy hoạch và đảm bảo yêu cầu: pH = 6,5-8; Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l; Nhiệt độ nước mùa hè: 25- 32oC; Độ trong:  sông: 30- 50 cm (mùa mưa độ trong không < 10cm), hồ chứa: 50- 100 cm; Không gần cầu cảng, nguồn nước thải. Lưu tốc dòng chảy nhẹ, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Cách lắp đặt lồng bè

Quy cỡ lồng thích hợp nuôi cá có thể tích từ 40 – 250 m3; Kích thước: 4÷8 (m) x 4÷8 (m) x 2,5÷4 (m).

Các lồng được ghép lại với nhau tạo thành bè nuôi.

Khung lồng được làm bằng sắt chữ V, sắt hộp hoặc ống kẽm đường kính từ 34 ÷ 42 mm. Lưới lồng làm bằng sợi PE dệt không gút để cá không bị sây sát. Mắt lưới thích hợp để giữ cá nhưng vẫn đảm bảo lưu thông nước tốt. Phao nổi bằng nhựa hoặc kim loại thể tích từ 200÷220 lít.

Lưu ý thả giống

  • Cá giống có kích thước đồng đều, từ 6÷8 cm/con. Cá khỏe, phản xạ nhanh, không bị trầy xước. Cá giống phải có chứng nhận kiểm dịch.
  • Phải kiểm tra các yếu tố môi trường thích hợp mới tiến hành thả giống.
  • Các bước thả cá giống: ngâm bao chứa cá vào nước 20-30 phút để cân bằng nhiệt độ, mở miệng bao, cho nước bên ngoài từ từ vào bao, cá trong bao tự bơi ra ngoài, không được vội vàng đổ cá ra.
  • Trong ngày đầu, không cho ăn để cá thích nghi với môi trường mới.
  • Thường xuyên kiểm tra khả năng thích nghi và sức khỏe đàn cá.

Chăm sóc và quản lý đàn cá

Quan sát đàn cá

  • Cá bơi nhanh, tập trung thành đàn, tiếp cận thức ăn nhanh, màu sắc đặc trưng cho thấy cá khỏe
  • Cá bơi chậm, rải rác, không tập trung, bắt mồi kém, màu sắc nhợt nhạt cho thấy cá yếu

Khẩu phần ăn cho cá

Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng nổi, độ đạm tiêu hóa đảm bảo tối thiểu từ 24% trở lên. Cho ăn từ 2-3 lần/ngày với khẩu phần ăn từ 2-3% trọng lượng thân.

Bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cá
Bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cá

Để đảm bảo cá sinh trưởng và phát triển tốt cần bổ sung thêm các loại men vi sinh, vitamin, khoáng chất…

Cần cho cá ăn theo nguyên tắc “3 xem”: xem điều kiện thời tiết, xem biến động các yếu tố môi trường, xem tình trạng sức khỏe của cá; “4 định”: định chất lượng thức ăn, định số lượng thức ăn, định vị trí cho cá ăn, định thời gian cho cá ăn.

Vệ sinh lồng bè thường xuyên

Kiểm tra, vệ sinh, dùng bàn chải cọ rửa hoặc máy xịt sạch bùn, phù sa bám trong và ngoài lồng bè, loại bỏ thức ăn dư thừa, gỡ bỏ rác bám hoặc thay lồng nuôi mới để tăng khả năng lưu thông của nước bên trong và ngoài lồng bè.

Nếu điều kiện môi trường bất lợi cần dùng máy bơm tạo dòng chảy mạnh hoặc máy thổi khí để tăng ô-xy, đẩy bùn, rác ra khỏi lồng bè.

Thường xuyên theo dõi diễn biến của môi trường nước, quan sát các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Thời điểm thu hoạch

  • Sau thời gian nuôi 6 tháng cá đạt trên 800 gr/con, tiến hành thu hoạch cá.
  • Dừng sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh trước 2 tuần khi xuất bán.
  • Dừng cho cá ăn ít nhất 1 ngày trước khi đánh bắt hoặc vận chuyển để không làm ảnh hưởng đến cá.
Tags: Khẩu phần ăn cho cálắp đặt lồng bè nuôi cánuôi cá diêu hồngquản lý đàn cá
Previous Post

Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá sặc rằn đem lại hiệu quả kinh tế cao

Next Post

Biện pháp phòng trừ và khắc phục rủi ro khi nuôi cá lồng bè mùa mưa lũ

Next Post
Những biến pháp phòng trừ rủi ro khi nuôi cá trong lồng bè màu lũ

Biện pháp phòng trừ và khắc phục rủi ro khi nuôi cá lồng bè mùa mưa lũ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Rapper Blacka

    Ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch Rap Việt mùa 2 lộ diện

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu cày kéo hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Adele và sự trở lại đầy ngoạn mục với ca khúc “Easy on me”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt ở cá lóc bông

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Quách Phẩm Siêu và Mã Trạch Hàm kết hôn sau 2 năm yêu nhau

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp trồng cây xoài tượng năng suất cao mà bà con nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Han So Hee- Những vất vả phải đánh đổi khi quay bộ phim “My name”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Running Man Việt Nam: Ấn tượng ở thử thách rượt đuổi trên sân bùn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Unilever Việt Nam thắng hạng mục ‘Bình đẳng giới tại thị trường’ của WEPs

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa đến cá giống của các chuyên gia

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi
  • Khoa học – công nghệ
  • Khám phá du lịch
  • Giải Trí – thể thao

© Copyright by fougajet.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by fougajet.com