Bệnh đốm đỏ xảy ra ở cá là một căn bệnh khá nguy hiểm với khả năng lây lan một cách nhanh chóng. Căn bệnh này xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, rất nhiều loài cá khác nhau cũng có khả năng dễ mắc căn bệnh này. Đặc biệt có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh như cá quả, cá trôi, cá trê, chép… Bệnh lây lan một cách dễ dàng theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh. Vì thế cá khi bị mắc bệnh này thường chết hàng loạt trong một thời gian ngắn. Do đó, các bạn cần phải nắm được các dấu hiệu và cách chữa trị bệnh đốm đỏ để có thể phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá
Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm. Bệnh đốm đỏ (hay xuất huyết, nhiễm trùng máu, sởi,..) do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (theo Bergey 1957) gây ra. Ngoài ra, một số trường hợp phân lập được vi khuẩn A.sobria, A.caviae hoặc Pseudomonas sp. trên cá bị bệnh đốm đỏ. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài cá nuôi và cá tự nhiên.
Biểu hiện khi cá nhiễm bệnh đốm đỏ
Cá kén ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần. Cá hoạt động chậm chạp, khi bơi thường nhô cao cái đầu lên bị hoại tử lên trên mặt nước. Da cá có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết mòn dần dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy rụng, xuất huyết và viêm…Tỷ lệ chết 30 -70%.
Phòng bệnh đốm đỏ cho cá
Việc lựa chọn để nuôi các loài cá có khả năng kháng bệnh EUS cao là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý bệnh. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào ao nuôi cũng là biện pháp phòng bệnh tốt.
Trong quá trình nuôi cần đáp ứng những điều kiện sống tối thiểu của cá. Ví dụ như không nuôi với mật độ quá dày, cho cá ăn đầy đủ, hợp vệ sinh. Ngoài việc bổ sung vitamin c vào thức ăn trước mùa bệnh: cá giống 4g/kg cá/ ngày, cá thịt 2g/kg cá/ ngày, cho ăn 3 ngày liên tục. Làm vệ sinh để ao, hồ nuôi cá luôn sạch sẽ.
Thường xuyên rắc vôi nung (CaO) với nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100 m3 nước), hai tuần rắc một lần. Hoặc thay thế vôi bằng chlorine Ca(OCl2)2 với liều lượng 1ppm. Ðàn cá giống trước khi thả cần được tắm bằng NaCl 2-3% trong 5-15 phút. Để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài, duy trì môi trường nuôi có chất lượng tốt.
Điều trị bệnh đốm đỏ cho cá
Định kỳ thay nước thường xuyên, nếu có điều kiện có thể thay toàn bộ nước cũ. Sau đó bổ sung thêm nước mới để đảm bảo môi trường nuôi luôn trong sạch. Dùng thuốc Tiên Đắc I, trộn với thức ăn. Đối với cá lớn: 50 g thuốc/250kg cá/lần/tháng. Đối với cá giống: 75g thuốc/250kg cá/lần/ngày. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc như vậy liên tục trong 3 ngày. Sau đó, cứ 10 ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 1 tháng để trị bệnh triệt để.