Thịt dê đang là loại thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thơm ngon, đem lại nhiều dinh dưỡng và độ sạch an toàn cao. Vì vậy, việc chăm sóc dê sữa luôn được chú trọng quan tâm và đây là bước đệm quan trọng cho cả quá trình chăn nuôi về sau này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc dê sữa hiệu quả và đúng cách nhằm tránh những thiệt hại không đáng có và cho năng suất cao, thu được lợi nhuận tối đa.
Mục Lục
Nuôi cách ly
Dê sữa con từ lúc lọt lòng cho đến khi dứt sữa không được sống gần mẹ; được cho bú có cữ, hoặc cho bú bình, nên phải có cách nuôi riêng. Kinh nghiệm cho thấy dê mẹ không ham con đến cao độ như bò, cho nên ta có thể yên tâm cho dê con sống gần bên mẹ chúng trong ba bốn ngày đầu để chúng được bú no nê đợt sữa đầu. Sau đó mới tính chuyện nuôi cách ly hầu khai thác sữa dê mẹ. Khi cách ly, dê mẹ có thể nhớ bầy con nên “be be” trong ngày đầu, sau đó nó cũng chóng lãng quên đi.
Nuôi cách ly, dê con được bú có cữ. Thường có ba cách nuôi như sau:
Dê con trực tiếp ngậm sữa mẹ
Cũng như bò sữa, dê sữa con cũng được vắt sữa mỗi ngày 2 cữ: sáng và chiều. Cữ sáng khoảng 7 giờ, và cữ chiều khoảng 17 giờ. Nếu dê mẹ ham con thì trước khi vắt sữa nên thả một dê con ra ngậm vú thúc vài lần cho vú xuống sữa. Sau đó cầm giữ dê con lại rồi mới vắt sữa.
Còn nếu dê mẹ dễ tính, sau khi dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm vệ sinh đầu vú xong là cứ đem xô vào vắt. Điều cần là nên chừa lại khoảng vài ba xị sữa để thả dê con vào bú vét cho đến cạn kiệt. Cứ cho dê con chơi giỡn bên dê mẹ trong vài giờ rồi lại cách ly, mẹ con ai về chuồng nấy để ăn uống và nghỉ ngơi… cữ chiều cũng thực hiện mọi việc y như cữ vắt sữa sáng vậy.
Cách ly hẳn dê con và dê mẹ
Trường hợp thứ hai là dê con và dê mẹ nuôi cách ly hẳn ra sau ngày dứt sữa đầu. Đến giai đoạn vắt sữa thường (để bán) mỗi cử ta cứ vắt cho đến cạn kiệt. Số sữa vắt ra mỗi cữ bán bớt một phần, phần còn lại đổ vào bình cho dê con bú.
Cách ly không hoàn toàn
Trường hợp thứ ba là mỗi ngày chỉ vắt sữa cữ sáng, sau đó thả dê con ra sống chung với mẹ cho đến 17 giờ chiều. Trong khoảng thời gian đó dê con mặc sức bú mẹ. Sau 17 giờ lại nuôi cách ly.
Chọn cách nuôi dê sữa phù hợp
Trong ba cách nuôi trên, cách thứ nhất thường được nhiều người áp dụng. Mặc dù sau mỗi cữ vắt thả dê con bú vét như vậy thường dê con không đủ no; dễ dẫn đến dê bị chết và suy dinh dưỡng. Cách thứ hai thì kiểm soát được lượng sữa cho dê bú. Nhưng lại tốn công sức và thời gian cho dê con bú bình. Còn cách thứ ba chỉ áp dụng trong trường hợp bầy dê con nuôi làm giống; cần được bú no nê để có sức tăng trọng nhanh.
Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy thể tích dạ cỏ chỉ chiếm 20% thể tích của dạ dày lúc sơ sinh và đạt đến mức 80% lúc 2 tháng rưỡi tuổi khi tập cho dê con ăn sớm. Khi đó dê con có thể tiêu hóa tốt thức ăn thô. Lúc đó cần sân chơi để dê con vận động dưới ánh sáng mặt trời.
Có một điều mà chắc quý độc giả cũng biết là khi nuôi dê sữa; đa số chủ nuôi đều nghĩ tới mặt lợi là khai thác lượng sữa tối đa; chứ ít ai quan tâm đến dê con. Do lẽ đó, dê cao sản mà đẻ ít con người ta càng mừng, nên có người đành tâm giết bỏ dê con; để khai thác trọn vẹn chu kỳ sữa của dê mẹ. Trừ trường hợp nuôi dưỡng dê con để làm giống sau nầy mới áp dụng chế độ nuôi dưỡng đặc biệt.