Chuối là loại cây mang lại nhiều trái cho bà con nông dân khắp nơi, vì cây chuối dễ sinh trưởng, phát triển nhanh nên cây chuối cũng cho rất nhiều trái mang lại nhiều lợi nhuận cho mỗi hộ gia đình. Nhưng những năm gần đây cây chuối phát hiện nhiều bệnh lạ làm cây chậm lớn, giảm sinh trưởng, đặc biệt là bệnh nấm phấn đen trên cây chuối. Vậy làm sao để phòng ngừa được bệnh nấm phấn đen trên cây chuối? Sau đây là các biện pháp phòng trị bệnh nấm phấn đen trên cây chuối, mời các bạn chú ý theo dõi bài viết sau của chúng tôi.
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phấn đen trên cây chuối
Nấm phấn đen tập trung trên mặt trên của lá chuối, làm cho lá bị đen như bị bồ hóng, trên lá chuối có thêm những con có màu trắng bám vào lá chia thành từng chòm, nhìn xem lá vẫn xanh tươi nhưng lá lại bị rũ ruống.
Nguyên nhân gây hại của nấm phấn đen
Bệnh nấm phấn đen chủ yếu do các con côn trùng chít hút gây ra. Chúng bám vào các mặt lá rồi hút nhựa cây khiến cho lá cây bị rũ xuống vì thiếu chất nhựa trên lá chuối. Sau một thời gian gây hại loài côn trùng này bỏ đi khoản 5 đến 7 ngyaf thì lá cây bắt đầu xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu là chòm nhỏ, sau là rộng cả bề mặt của lá cây.
Cách phòng bệnh không cho nấm phấn đen phát triển
- Vệ sinh vườn chuối bằng cách cắt bỏ các lá già, phát quang cỏ dại và đánh bớt chồi nhỏ, chỉ để mỗi khóm chuối 2-3 chồi.
- Chọn đất trồng chuối có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm. Không nên trồng chuối trên đất chua (có độ pH nhỏ hơn 6). Cần làm rãnh thoát nước tốt cho vườn chuối, nhất là vào mùa mưa.
- Bảo đảm đủ nước và dinh dưỡng cân đối cho cây chuối phát triển khỏe. Giúp cây chuối tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại.
- Tuyệt đối không nên chọn giống tại những vườn chuối đã bị nhiễm bệnh để nhân trồng. Cần phát hiện những lá bị nhiễm bệnh và kịp thời cắt tiêu hủy tránh lây lan.
- Dùng chế phẩm sinh học trừ sâu BT nhằm tiêu diệt côn trùng đồng thời giúp cho cây chuối phát triển tăng sức đề kháng khi có các côn trùng tấn công, làm cho cây chuối luôn xanh tươi không có các biểu hiệu do nấm phấn đen phát triển trên lá chuối, làm tăng tăng xuất cho bà con nông dân.
- Kết hợp đồng thời với các loại bẫy sinh học khi vườn bị bệnh nặng.
- Không nên độc canh cây chuối trên cùng mảnh đất trong thời gian dài. Nên luân canh chuối với cây trồng khác họ như lạc, mía, bầu bí, ngô… với chu kỳ từ 3 – 4 năm.
Cách điều trị bệnh
- Dùng một trong các loại thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút sau: Abamix 1.45WP, Batas 25EC, Xi-men 2SC… phun ướt đều mặt lá.
- Có thể trộn lẫn với một trong các thuốc sau: Vizincop 50WP, Famertil 300EC, Anvil 5SC… để tăng hiệu quả trị loại bệnh nấm phấn đen.
- Lượng nước thuốc pha theo tỷ lệ ghi trên bao bì nhãn mác của từng loại thuốc. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh phun lúc trời nắng to hoặc trời mưa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.