Con người chúng ta tuy nhỏ bé nhưng cũng thật phi thường biết mấy. Có thể nói, chúng ta đã có thể tự làm chủ được cuộc sống. Chẳng hạn như những phát minh tịnh tiến ngày càng hiện đại nhằm phục vụ đời sống con người. Một trong số đó có thể kể đến là mạng Internet, điện thoại di động, robot tự động,… Tuy nhiên, không đâu khác, việc có thể đặt chân lên hành tinh khác lại chính là một thành tựu đáng kể của con người. Chưa dừng lại ở đó, mọi việc vẫn được phát triển nhờ vào siêu tên lửa sẽ được bắn lên Mặt Trăng vào năm tới đây!
Tại bài viết này, hãy đồng hành cùng Fougajet tìm hiểu về sự kiện đáng tự hào này nhé!
Mục Lục
Siêu tên lửa được bắn lên Mặt Trăng
Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) sẽ chính thức trở thành tên lửa đầu tiên bay tới Mặt Trăng kể từ sau chương trình Apollo.
Theo thông tin cho biết, lịch phóng đã được dời từ tháng 11 năm nay sang tới ngày 12/2 năm sau ( 2022 ). Tất nhiên là nếu các thử nghiệm cuối cùng tiến triển thuận lợi, theo thông báo vào hôm 22/10 vừa qua. Khi đó, SLS sẽ tiến hành bay vòng quanh Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis 1 không người lái.
SLS là tên lửa do NASA phát triển với mong muốn đưa phi hành gia đến với:
- Mặt Trăng
- Sao Hỏa
- Cùng nhiều địa điểm xa hơn trong chương trình Artemis
Chương trình này phần lớn hướng tới việc muốn đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng sớm nhất vào năm 2024. Bởi họ muốn thiết lập căn cứ dài hạn ở vệ tinh của Trái Đất. Đây hoàn toàn là một ý tưởng to lớn, ý nghĩa từ trước đến nay.
Các hệ thống của tên lửa SLS
Hệ thống phóng sẽ bao gồm hai bộ phận chính như sau:
- Tên lửa SLS
- Tàu chở phi hành đoàn Orion
Vào ngày 20/10, các kỹ sư đã xếp chồng tàu Orion bên trên lên tên lửa cao 98m bên trong của Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB) tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida.
Theo chia sẻ của ông Tom Whitmeyer – phó giám đốc phụ trách phát triển hệ thống thám hiểm tại trụ sở NASA cho hay:
‘Bộ đôi tên lửa cùng tàu vũ trụ sẽ được chuyển đến với bãi phóng 39B vào cuói tháng 12/2021 để thử nghiệm’.
Hình thức hoạt động
Không chỉ vậy, các kỹ sử đến từ các trung tâm trên cả nước của NASA cũng đều góp phần của mình nhằm mong muốn phát triển SLS. Phần cứng của tên lửa được lắp ráp và được thử nghiệm tại Cơ sở lắp ráp Michoud tại Louisiana và Trung tâm vũ trụ Stennis ở Missippi. Sức mạnh tên được lấy từ tầng lõi nằm bên trên của:
- 4 động cơ RS-25 cùng hai động cơ đẩy nhiên liệu rắn tạo lực đẩy gần 4 triệu kg
Tầng lõi cùng 4 động cơ chính đã tiến hành khai hỏa hai lần trong năm nay. Điều này nhằm mục đích chủ yếu là thử nghiệm lửa nóng. Điều này giúp họ đảm bảo được rằng các bộ phận của tên lửa đều hoạt động trơn tru. Sau khi hoàn thành các đợt kiểm tra trên bệ phóng vào cuối năm nay. SLS sẽ chính thức trải qua cuộc thử nghiệm đổ đầy nhiên liệu từ:
- Hydro lỏng
- Oxy lỏng
Tất cả đều được đổ đầy ở cả tầng lõi và tầng trên.
Thời gian bay dự kiến của siêu tên lửa được bắn lên Mặt Trăng
Trong trường hợp nếu SLS có thể cất cánh trong khoảng thời gian từ 12 – 27/2/2022. Lúc này nhiệm vụ Artemis sẽ kéo dài khoảng 6 tuần. Mục tiêu mong muốn của nhiệm vụ này là vận hành khử hệ thống phóng trước chuyến bay thứ 2 chở người mang tên Artemis 2. Thời gian dự kiến rời bệ phóng sẽ vào năm 2023. Nhưng sẽ không hạ cánh xuống Mặt Trăng mà nó sẽ tiến hành bay vòng quanh Mặt Trăng.
Nhiệm vụ của Artemis 1 là kiểm tra tàu Orion, đồng thời cung cấp cho các kỹ sư dữ liệu về phương tiện vận hành như thế nào khi bay qua không gian. Orion sẽ truyền lại dữ liệu qua Mạng lưới không gian sâu với một số ảnh chụp qua hai camera đặt tại bộ pin mặt trời.
Liệu “thí nghiệm” này sẽ thành công trong thời gian sắp tới? Cùng chờ đón vào đầu năm sau nhé!