Rệp sáp bột hồng (Phenacoocus manihot), là loại sâu hại nguy hiểm trên cây sắn, khi hại nặng chúng có thể làm giảm đến 80% năng suất củ tươi. Đây là loại sâu gây ra nhiều ảnh hưởng cho các vùng trồng sắn trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Mỹ và Châu Phi. Trong dạo gần đây, loại sâu này đã xuất hiện và gây hại ở nhiều vùng trồng sắn ở Châu Á và Đông Nam Á như: Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… Vậy làm sao để phòng ngừa và chữa trị bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau của fougajet sẽ có lời giải đáp chi tiết nhất nhé.
Mục Lục
Đặc điểm của rệp sáp bột hồng hại sắn
Rệp trưởng thành cái cơ thể có dạng hình trứng, màu hồng và bao phủ bởi lớp bột màu trắng, mắt hơi lồi, chân rất phát triển và kích thước như nhau. Sự phân chia các phần của cơ thể rệp sáp hồng rất rõ ràng. Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn ở phần bên và đuôi ở dạng phồng lên, chính điều này làm cho cơ thể rệp nhìn như có gai bên. Râu đầu thường có 9 đốt, đôi khi có 7 hoặc 8 đốt.
Ảnh hưởng của rệp sáp bột hồng trên cây sắn
- Rệp sáp bột hồng có vòng đời khá dài khoảng từ 1 – 3 tháng. Sau khi mùa vụ kết thúc, theo các nghiên cứu, rệp có thể chuyển sang sống trên các chồi non của cây cao su để gây hại qua các mùa sau.
- Rệp sáp bột hồng sống cộng sinh với một số loài kiến và sinh sản đơn tính nên phát triển mật số rất nhanh. Rệp lây lan nhanh qua nhiều đường: hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và trên các phương tiện vận chuyển… do cơ thể rệp được bao bọc trong một lớp phấn bột và thường đóng dầy đặc ở nơi kín như kẽ lá, mặt dưới lá nên việc phun thuốc thường có kết quả khá hạn chế.
- Rệp sáp bột hồng phát sinh và gây hại ngay dưới ngọn lá. Nhất là nơi tiếp giáp giữa cuống lá với phiến hay thân. Rệp gây hại bằng cách chích hút nhựa ở thân non, lá, cuống… gây hiện tượng chùn ngọn, cây chậm sinh trưởng, thân cong queo và cây lùn. Nếu nhiễm nặng, cây bị héo khô, toàn bộ lá sẽ rụng.
Biện pháp phòng trừ
Sau nhiều năm rệp sáp bột hồng làm gây hại lớn cho cây sắn làm giảm năng suất cho bà con nông dân, bộ kỷ thuật nông nghiệp đã đưa ra một số kinh nghiệm và biện pháp phòng trừ rệp sáp bột hồng trên cây sắn như sau:
- Nếu có thể, luân canh cây mì với các cây trồng khác như đậu, lúa nước… để giảm nguy cơ xuất hiện rệp sáp bột hồng, nhất là các vùng bị hại nặng các vụ trước.
- Chọn hom giống sạch bệnh không bị nhiễm rệp sáp.
- Vệ sinh đồng ruộng: Khi làm đất cần tiêu hủy tàn dư cây trồng vụ trước và cỏ dại ven bờ.
- Không trồng dầy, chăm sóc tốt để cây sinh trưởng phát triển mạnh.
- Dùng chế phẩm sinh học trừ sâu BT để ngăn ngừa rệp sắn bột hồng tấn công và làm cho cây có sức đề kháng cao để có khả năng trị được các bệnh gây hại từ rệp sáp bột hồng.
- Cần tiêu hủy ngay những diện tích bị nhiễm với mật độ cao.
- Sử dụng biện pháp IPM để phòng trừ rệp sáp bằng cách: Nhân nuôi; phóng thích các loài ong ký sinh để kiểm soát rệp sáp. (Có 3 loài ong ký sinh được xác định như: Apoanagyrus lopezi; Acerophagus coccois, Aensius vexans và các loại côn trùng ăn thịt tự nhiên khác)
Chú ý một số bước khi tiêu hủy
- Điều tra khoanh vùng những diện tích có cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng.
- Thu hoạch và thu gom củ (khi cây đến kỳ thu hoạch).
- Tưới dầu lên thực vật cần tiêu hủy đã chất thành đống và đốt
- Phun thuốc đặc trị theo khuyến cáo của cơ quan BVTV
- Kiểm tra lại diện tích tiêu hủy để kịp thời có biện pháp xử lý