Cải ngọt là loại cây giàu chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, ngoài ra cải ngọt còn là loại rau rất dễ trồng và nhanh lớn. Nhưng gần đây, cây gặp phải hiện tượng chết của những cây con, điều này thật đáng lo ngại với bà con khi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng chết cây con ở cây cải ngọt? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có những kiến thức bổ ích nhất để cây cải ngọt con có thể phát triển tốt nhất và không bị chết nữa nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân gây chết cây con
Bệnh chết cây con trên cây cải ngọt do nấm Rhizoctonia solani J.G. Kühn gây ra. Sợi nấm màu trắng, khi sợi nấm già có màu nâu nhạt và hình thành hạch nấm. Hạch nấm dẹt, màu nâu hoặc nâu tối, kích thước và hình dạng hạch không cố định. Chúng phát sinh nhanh trong điều kiện môi trường có ẩm độ không khí cao, đặc biệt là vào mùa mưa.
Cách nhận biết bệnh chết cây con trên cây cải ngọt
- Bệnh chết cây con thường xảy ra ở vườn ươm. Phần thân dưới của cây bị thối khô, màu nâu sẫm và dần dần vết bệnh chuyển sang màu đen.
- Khi bị xâm hại cây cải ngọt có những dấu hiệu như. Đoạn thân ngang mặt đất bị thối nhũn làm cho cây con bị gãy gục, lá cây nhiễm bệnh héo rũ.
- Nếu bà con không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ làm cây bị còi cọc, kém phát triển và chết đi.
- Bệnh chết cây con trên cây cải ngọt lây lan rất nhanh và sẽ làm cây con chết hàng loạt.
Hậu quả của bệnh chết cây con trên cây cải ngọt
Bệnh chết cây con làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của cây cải ngọt. Nên làm suy giảm trầm trọng năng suất của cây. Gây ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân. Do đó, cần phải có biện pháp ngăn ngừa bệnh chết cây con trên cây cải ngọt hiệu quả nhất nhằm bảo vệ cây khỏi những tác hại mà bệnh chết cây con gây ra trên cây cải ngọt.
Phương pháp phòng bệnh
Để ngăn ngừa bệnh chết cây con trên cây cải ngọt hiệu quả nhất, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
Phương pháp canh tác
Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh. Chọn đất không có nguồn bệnh để làm vườn ươm cây con. Cày ải phơi đất, khử trùng đất bằng vôi bột (100kg/1.000 m2), bón phân hữu cơ hoai mục trước khi trồng.
Chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển khỏe. Tránh làm hư hại bộ phận rễ của cây khi vun xới, làm cỏ; lên luống cao, vun gốc cao, rãnh thoát nước tốt.
Phương pháp sinh học
Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng heo 7 – 10 ngày trước khi bón, lượng 3kg/tấn phân chuồng.
Phương pháp hóa học
Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
Phun thuốc hoặc tưới gốc cây con để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện và xử lý hạt giống có tác dụng phòng trừ nấm ở hạt và bảo vệ cây con bằng thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Iprodione, Hexaconazole, Difenoconazole, Azoxystrobin, Validamycin, Metalaxyl M, Mancozeb, Pencycuron hay hỗn hợp các hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)…(Amistar 250SC, Validamicin 50 EC, Monceren 250 SC, Anvil 5 SC, Ridomil MZ72 WP, Monceren 25WP, …).
Một số phương pháp trị bệnh
Khi bà con phát hiện vườn cải ngọt có các dấu hiệu của bệnh chết cây con, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tạo sự thông thoáng cho cây. Nhất là tạo ánh sáng nơi vườn ươm để tránh nấm gây hại phát sinh.
- Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh thối cây con. Điều này để tránh sự lây lan qua các cây khác.
- Bà con không nên sử dụng thuốc hóa học để điều trị bệnh chết cây con vì như vậy không những không tiêu diệt được nấm gây hại mà còn trở nên nặng hơn và có thể gây chết hàng loạt ở cây.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho rau để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bổ sung các vi sinh vật có lợi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Ngoài ra, chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây trồng không những tiêu diệt nấm gây ra bệnh chết cây con mà còn giúp cây đạt năng suất tốt, tăng sức đề kháng và giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bà con tránh chết cây con ở cây cải ngọt. Chúc bà con có vụ mùa bội thu.