Các chuyên gia, người chăn nuôi đã đưa ra nhiều giải pháp phòng và trị các bệnh thường gặp như dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, bệnh lợn tai xanh, lở mồm long móng. Tuy nhiên, nếu mọi người sơ suất, bệnh rất dễ tái phát. Bệnh cúm lợn là bệnh đã có từ lâu nhưng người chăn nuôi thường ít chú ý đến, bệnh chưa thành dịch nhưng nếu không chủ động các biện pháp phòng chống thì bệnh rất dễ bùng phát thành dịch và ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi. Tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh cúm lợn: Triệu chứng của bệnh cúm lợn, dấu hiệu bệnh ở lợn, các biện pháp phòng chống bệnh cúm lợn giúp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Mục Lục
Thông tin về bệnh cúm lợn
Bệnh Cúm lợn là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virut Influenza gây nên. Loại virút này có tính thích nghi chọn lọc với phổi. Đặc biệt thích nghi với hệ thống phế quản động vật. Sau 24 giờ kể từ khi xâm nhập vào cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng làm rối loạn chức năng đường hô hấp; gây ra những triệu chứng bệnh tích điển hình.

Viruts cúm lợn có nhiều ở nước mắt, nước mũi của lợn mắc bệnh. Đây là loại virut có thể lây lan từ lợn ốm sang lợn khoẻ mạnh qua tiếp súc; vận chuyển hoặc có thể lây bệnh qua nguồn thức ăn nước uống, vật dụng trong chuồng nuôi.
Đặc điểm dịch tễ bệnh
Bệnh cúm heo được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A. Nghĩa là bệnh cực kỳ nguy hiểm, đại lưu hành, lây lan rất nhanh ở tất cả các lứa tuổi. Nhưng heo con từ 1- 5 tuần tuổi bị bệnh nặng và tỷ lệ chết cao nhất.
Bệnh cúm heo có thể lây sang gia cầm và ngược lại, từ đó lây sang người. Năm 1918, trên thế giới đã có 20 triệu người bị chết do virus H1N1. Sau đó những quan sát, thống kê của các chuyên gia y học (WHO) cho thấy: Từ 1959 đến 1983 đã có khoảng 24 triệu người ở lứa tuổi 14 – 30 bị nhiễm virus cúm heo và bị chết ở nhiều quốc gia. Virus cúm gia cầm khi vào heo có thể gây đột biến gen. Tạo ra các chủng virus cúm có độc lực cao.
Bệnh cúm heo lây lan qua đường hô hấp là chính. Bệnh phát ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào thời gian chuyển mùa thời tiết ấm sang thời tiết lạnh.
Từ đầu tháng 4 năm 2009 đến nay, trên thế giới đã có trên 140 nước và vùng lãnh thổ công bố có cúm heo. Đã có trên 295.000 người mắc bệnh trong đó có hàng nghìn người chết. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã nâng mức báo động đỏ lên cấp 6 tức là cấp cao nhất.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Thời gian ủ bệnh từ 1- 2 ngày, bệnh lây lan rất nhanh. Đàn lợn mẫn cảm có thể đột ngột phát bệnh hô hấp cho cả đàn lợn. Dấu hiệu của dịch bệnh thường sốt, da mẩn đỏ, mệt mỏi; lờ đờ, bỏ ăn, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc mắt; mắt thường có nhử (triệu chứng này rất giống với bệnh dịch tả ở lợn).

Khi phát bệnh lợn thường xuyên có biểu hiện hắt hơi, ho và thở không đều. Nếu không có vi trùng gây bệnh khác thì lợn phục hồi dần sau 5 – 7 ngày,. Tuy nhiên cũng có thể phát bệnh khác lợn sẽ chết. Tỷ lệ chết do cúm lợn thường rất thấp nhưng bệnh nguy hiểm ở chỗ làm con vật yếu đi. Đồng thời, sức đề kháng với ngoại cảnh kém dễ phát bệnh khác. Nhất là bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn…
Bệnh tích ở lợn
Xuất hiện những đám đỏ trên các thuỳ, thuỳ tim, thuỳ đỉnh, trong phế quản có dịch nhầy. Đôi khi dịch nhầy trở lên đông đặc, tập chung chủ yếu ở đường hô hấp, viêm phổi
Biện pháp phòng bệnh cúm lợn
Đối với loại bệnh cúm lợn do virut gây nên, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy biện pháp phòng bệnh là chủ yếu đó là vệ sinh phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho lợn.
Do vi rút cúm lợn thường lây nhiễm qua tiếp súc trực tiếp. Nên khi phát hiện lợn bệnh có các triệu chứng như trên cần nhanh chóng cách ly lợn ốm. Để hạn chế lây lan. Cần phải phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực có lợn ốm và xung quanh chuồng nuôi để ngăn chặn mầm bệnh.
Một số loại thuốc sát trùng hiệu quả như: BKA, Han Iod, Vikol, Biocid…. Để đảm bảo thì tốt nhất nên phun theo định kỳ để phòng bệnh cúm lợn cũng như một số dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Trước khi phun thuốc sát trùng cần làm tốt vệ sinh cơ giới đó là quét dọn sạch sẽ. Đồng thời, khơi thông hệ thống cống rãnh, thoát nước để nâng cao hiệu quả của các loại thuốc phun phòng trừ. Khi dùng thuốc phun phòng định kỳ hàng tháng thì nên đổi loại thuốc phòng. Để hạn chế hiện tượng vi trùng nhờn thuốc sẽ cho hiệu quả phòng bệnh kém.
Người chăn nuôi cần phải thực hiện vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tốt nhất là tạo một thói quen hàng ngày như vậy sẽ hạn chế tốt nhất được dịch bệnh.
Bên cạnh đó cần nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đảm bảo nguồn thức ăn đủ cả lượng và chất, tăng cường bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, các loại thuốc bổ trợ giúp lợn sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý, cần thực hiện nghiêm việc tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin (04 bệnh đỏ, bệnh tại xanh, xuyễn …) để tránh hiện tượng khi lợn mắc bệnh cúm sẽ dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.