Gạo không chỉ là nguồn lương thực quan trọng của Việt Nam mà còn là dự án xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Nước ta sản xuất bình quân khoảng 26-28 triệu tấn gạo/năm, sau khi tiêu thụ trong nước xuất khẩu khoảng 6-6,5 triệu tấn gạo / năm. Trong đó khu vực đồng bằng là vựa lúa chính chiếm hơn 50% sản lượng gạo cả nước và hơn 90% sản lượng xuất khẩu. Xuất khẩu lúa gạo đóng vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Hạt gạo Việt Nam đã xuất hiện trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt là Châu Á, trong đó Trung Quốc và Philippines là hai thị trường xuất khẩu gạo chính của nước ta. Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ 2 về xuất khẩu khẩu gạo trên thế giới.
Mục Lục
Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2021
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2021. Cũng theo USDA, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào khoảng 44,79 triệu tấn. Tăng 1% so với năm 2020.
Một số thị trường dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Côte d’Ivoire (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và Liên minh châu Âu (EU) (tăng 2,1%). Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021. Với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai là EU với 2,45 triệu tấn. Và thứ ba là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Phân tích về các nước xuất khẩu gạo, USDA dự báo Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn. Tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn.
Thống kê cho thấy, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo. Đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với năm 2019.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao
Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo. Do giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao. Đạt trung bình 534 USD/tấn, tăng 13,4% so với giá cùng kỳ năm ngoái. Nên tuy giảm 10,8% về lượng nhưng tổng doanh thu xuất khẩu vẫn đạt 1,01 tỷ USD. Tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng. Truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường như EU, Hàn Quốc, Mỹ./.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo
Ngành lúa gạo có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt góp phần cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, sự phát triển của ngành đang đứng trước nhiều thử thách. Ngành tiếp tục tái cơ cấu mạnh theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước và xuất khẩu. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Cần phải có các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Tăng cường chọn tạo và phát triển giống lúa đáp ứng cơ cấu chủng loại gạo theo chiến lược xuất khẩu. Trong đó cần ưu tiên cho giống lúa thơm, đặc sản. Và phát triển các vùng sản xuất tập trung theo giống. Được xác định có sự liên kết sản xuất – tiêu thụ, xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng đồng nhất. Và đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Về vấn đề này, cần đáp ứng tuyệt đối quy định mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật và truy xuất được nguồn gốc.